17 thực phẩm mẹ chớ ăn khi đang cho con bú, không thì MẸ TẮT SỮA, CON BỎ BÚ, PHÂN BỌT

Chăm sóc con 24/12/2017 04:52

Trong thời gian cho con bú, các mẹ chớ động đũa vào 17 loại thực phẩm dưới đây nếu không muốn mất sữa, con bỏ bú nhé!

Sau sinh là thời điểm bà mẹ tích lũy dinh dưỡng tạo sữa cho con bú, mẹ cần được ăn uống đầy đủ với một chế độ dinh dưỡng đúng và kiêng ăn một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mẹ cho con bú không nên ăn gì để không bị mất sữa? 

17 thực phẩm mẹ chớ ăn khi đang cho con bú, không thì MẸ TẮT SỮA, CON BỎ BÚ, PHÂN BỌT - Ảnh 1

Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
 
1. Cà phê

1% lượng caffein mẹ tiêu thụ sẽ tồn đọng trong sữa mẹ và truyền sang cho bé cưng trong quá trình cho con bú. Lượng caffein này sẽ tích tụ trong cơ thể bé, bởi trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng bài tiết caffein. Bé có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí mất ngủ nếu có nhiều caffein trong cơ thể. Ngoài cà phê, mẹ cũng nên hạn chế trà, nước ngọt có ga, chocolate… Tuy không quá nhiều nhưng lượng caffein trong những thực phẩm này cũng khá đáng kể.

2. Đồ ăn nhanh

Nghiên cứu tháng 11/2010 của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu cho thấy, trong thời gian cho co bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5 gram chất béo chuyển hóa, loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh…, bé con có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.

3. Trái cây họ cam

Chứa nhiều vitamin C và những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cam và họ hàng nhà cam là loại trái cây cực tốt cho các mẹ mới sinh. Tuy nhiên, với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm, một số thành phần trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa, hoặc nổi mẫn đỏ trên da. Nếu nhận thấy con có những triệu chứng trên, mẹ có thể cắt giảm bớt lượng thực phẩm này trong thực đơn của mình. Chờ đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn.

4. Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn bông cải xanh, súp lơ hoặc loại rau gây đầy hơi có thể làm bé cung bị ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.


Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé có tiến triển tốt hơn không. Không nên ngưng hoàn toàn mà nên ăn lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, mẹ nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.

5. Mẹ cho con bú không nên sử dụng chất cồn

Theo Viện Nhi khoa của Mỹ, thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt, trẻ tăng cân bất thường, cũng như có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.

Nếu bạn cần giảm stress trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thử tắm thư giãn, dùng một tách trà hoa cúc hoặc mát-xa.

6. Thực phẩm nhiều gia vị

Tuy không ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ, nhưng những loại thực phẩm này có thể tác động đến hương vị sữa trong khoảng 8 giờ. Một số bé nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi phát hiện mùi lạ trong sữa. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được những loại gia vị nào sẽ an toàn khi cho con bú.

7. Lúa mì

Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.

Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

8. Các sản phẩm bơ sữa

Nhiều trẻ không thể dung nạp sữa bò các loại. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm làm từ bơ sữa (yogurt, kem và phô mai), các tác nhân gây dị ứng đó có thể theo vào bầu sữa của bạn, gây những triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bơ sữa của bé như đau bụng và ói, không ngủ được và chàm, hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.

Bạn có thể thử ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra. Một số trẻ cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ đồng thời phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

9. Bắp (ngô)

Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến, nhưng lại rất khó xác định. Bạn nên ghi lại cẩn thận chi tiết khẩu phần ăn của mình thật cụ thể (ví dụ thay vì ghi bim bim thì hãy ghi cụ thể là bim bim bắp) và bất kỳ triệu chứng dị ứng nào mà bé thể hiện trong ngày hôm đó. Nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.

10. Các loại hải sản có vỏ cứng

Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

11. Đậu phộng

Nếu gia đình bạn có thành viên dị ứng với thực phẩm, bạn nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình.

Hãy chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Tuy nhiên, một số bé lại không thể hiện triệu chứng khi bị dị ứng với đậu phộng.

12. Đậu nành

Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Nếu nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

13. Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ). Sau hai tuần, có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.

14. Cá

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

15. Bạc hà

Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận.

16. Rau mùi tây

Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.

17. Lá lốt

Giống bạc hà và mùi tây, lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm”.

Sữa mẹ luôn là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vậy khi cho con bú, mẹ cần kiêng cữ một số thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé cưng.

Mẹ cho con bú nên ăn gì?

Năng lượng trong khẩu phần hàng ngày của bà mẹ cho con bú là 2.750 kcal, cao hơn phụ nữ có thai (2550 kcal). Vì vậy bà mẹ trong thời kỳ cho con bú cần ăn uống cân đối, đầy đủ năng lượng, đạm, sắt, canxi, I-ốt… Nên ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm như gia cầm, trứng, cá thịt, các loại đậu… Chú ý các thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tốt cho phát triển xương và răng.

Bên cạnh đó, người mẹ không bị chứng hạ canxi huyết và phòng ngừa được chứng loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, bơ, đậu hũ, cá mòi, tôm, cua, trứng... Magiê có nhiều trong cải xoăn, cải lá xanh, khoai tây, bí đỏ, bơ, mận, xoài, dưa hấu… Kẽm có nhiều trong củ cải, cùi dừa già, đậu nành, thịt heo nạc, thịt bò, thịt gà ta, khoai lang, ổi… Sắt có nhiều trong thịt sẫm màu (thịt bò, thịt cừu, thịt heo…).

Ngoài ra, bà mẹ cần tăng cường uống nước và sữa nhằm tăng tạo sữa. Cần bổ sung thêm các loại hoa quả tươi và rau xanh như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, rau muống… để đảm bảo lượng chất xơ, tăng vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ, đồng thời tránh được táo bón cho cả mẹ và bé. Ăn thêm thức ăn giàu DHA (như cá thu, cá hồi...) để cung cấp đầy đủ DHA cho não trẻ phát triển toàn diện.

Điểm mặt 6 "thủ phạm" khiến mẹ mang thai vừa mệt mỏi, vừa xấu xí

Những loại hormone thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của bé nhưng lại khiến mẹ vừa mệt mỏi, vừa xuống sắc trông thấy.

TIN MỚI NHẤT