Vì đâu doanh nghiệp BĐS không 'mặn mà' xây nhà cho người thu nhập thấp, công nhân?

Không gian sống 23/05/2019 15:58

Thủ tục hành chính là một trong những rào cản khiến cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không 'mặn mà” tham gia xây dựng dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, thậm chí có ý kiến còn cho rằng thủ tục xây nhà cho người nghèo còn khó hơn nhà cho người giàu.

Khó khăn về quỹ đất

Mới đây, tại hội thảo “Nhà cho công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất” được tổ chức vào ngày 21/5 tại TP.HCM, đại diện các sở ban ngành, các doanh nghiệp (DN) đã có nhiều ý kiến đóng góp nhằm tìm giải pháp phát triển nhà ở cho người lao động thu nhập thấp.

Theo ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các Khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), hiện thànhphố có khoảng 260.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN), nhu cầu về chỗ ở làrất lớn. Phần lớn, các công nhân đều thuê phòng trọ để giải quyết chỗ ở. Các khu nhà trọ đều chưa đảm bảo điều kiện sinh sống cơ bản cho công nhân.

Trưởng phòng Quản lý lao động Hepza cho biết, những khu nhà lưu trú công nhân của các DN sử dụng lao động và DN chuyên đầu tư mô hình này đã đáp ứng nhu cầu chỗ ở rất tốt cho công nhân. Nhà nước cũng đã có một số chính sách ưu đãi cho DN đầu tư các dự án nhà ở này như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Tuy nhiên, theo ông Khanh, khó khăn lớn nhất là vấn đề về quỹ đất. Bởi theo quy định hiện nay đất xây dựng nhà ở phải nằm ngoài ranh KCX-KCN, DN tốn nhiều thời gian cho khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Vì đâu doanh nghiệp BĐS không 'mặn mà' xây nhà cho người thu nhập thấp, công nhân?  - Ảnh 1
Các chuyên gia, đại diện các sở ban ngành đóng góp ý kiến tại hội thảo để tìm giải pháp phát triển nhà ở cho người lao động. 

“DN đầu tư nhà ở xã hội mong muốn được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng, miễn thuế thu nhập DN 4 năm, Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài ranh dự án như đường giao thông, hệ thống cấp điện – nước…”, ông Khanh nói.

Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, công nhân muốn lập nghiệp thì trước hết phải an cư. Người lao động phảicó nơi ăn chốn ở được đàng hoàng để đời sống được cải thiện tốt hơn. Báo cáo của Liên đoàn cho thấy phần lớn người lao động phải ở các khu nhà trọ tự pháthoặc được phép xây dựng nhưngcácdãy nhàọt ẹp, môi trường sống xungquanh không đảm bảo, ảnhhưởng đến cuộc sống, sức khoẻ của người lao động. 

“Ở các khu lưu trú có quy định về giờ giấc đi lại nghiêm ngặt để đảm bảo an ninh trật tự. Nhưng công nhân đa phần là người trẻ, đa số lại độc thân nên có nhu cầu ở ngoài để tự do hơn. Nên những nhà trọ tự phát là kênh đáp ứng nhà ở cho bộ phận này”, ông Tâm nêu ý kiến. 

Gỡ “nút thắt” về thủ tục

Theo ông Trần Đức Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Anh Group, khu công nghiệp mà không có nhà ở công nhân thì rất khó thu hút nhà đầu tư. Mức thu nhập của công nhân hiện rất thấp nhưng nếu cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 40m2 thì nhiều người không thể mua nổi bởi chi phí đầu tư 40m2 sàn hiện nay là 700 triệu đồng. 

“Như Becamex ở Bình Dương, họ xây dựng căn hộ 30m2, trong đó 20m2 sàn và 10m2 lửng, thì giá thành mới hạ được. Có như vậy thì công nhân mới tập trung về những khu công nghiệp sinh sống”, ông Vinh nói.

Cũng theo ông Vinh, vừa qua Trần Anh Group đã đầu tư 800 căn nhà ở cho công nhân tại Long An nhưng gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính. Ngoài chuyện “đất sạch”, công ty đã gặp nhiều thủ tục không lường trước được và đã bị xử phạt về giấy phép xây dựng.

Vì đâu doanh nghiệp BĐS không 'mặn mà' xây nhà cho người thu nhập thấp, công nhân?  - Ảnh 2
Ông Trần Đức Vinh nói về những khó khăn khi đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp ở Long An. 

“Không có PCCC thì không có giấy phép xây dựng, mà PCCC cũng đòi hỏi y chanh như nhà ở thương mại về những tiêu chí chung như nhà giữ xe, công trình công cộng... Lẽ ra chúng tôi đầu tư 10.000 căn nhưng cuối cùng chỉ làm được 800 căn”, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Anh Group than thở và cho rằng nên đơn giản tiêu chí xét duyệt người mua nhà ở như làm việc tại địa phương từ 2 năm trở lên, đóng Bảo hiểm xã hội và xác nhận chưa có nhà. 

Theo ông Nguyễn Văn Đực, người có nhiều năm gắn bó với nhà ở cho người thu nhập thấp, TP.HCM hiện phát triển như thế này có phần đóng góp rất lớn của những người lao động nhập cư. Nếu cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm về “cái ăn, cái mặc, cái ở” của người lao động thì đó là một lỗi lầm. 

Vì đâu doanh nghiệp BĐS không 'mặn mà' xây nhà cho người thu nhập thấp, công nhân?  - Ảnh 3
Ông Nguyễn Văn Đực (đứng) cho rằng thủ tục làm dự án cho người thu nhập thấp còn khó hơn nhà ở thương mại.  

Dưới góc độ doanh nghiệp tham gia xây dựng các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, ông Nguyễn Văn Đực cho rằng tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, nhà lưu trú hiện nay chưa thật sự rõ ràng, chưa có sự phân biệt.

“Quy định về PCCC có thể chấp nhận “nhẹ” hơn một chút, tường xây có thể tường 10cm chứ không nhất thiết phải tường 20 cm, độ cao và hàng lang cũng vậy. Đã là nhà cho người nghèo thì phải hơi dở một chút. Không thể đem tiêu chuẩn nhà người giàu áp vào nhà người nghèo, còn thiếu tiêu chuẩn về nhà cho thuê”, ông Đực nói.

Về thủ tục, ông Đực cho rằng thủ tục xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp còn khó hơn nhà ở thương mại. Vì thế, khi xin xong thủ tục thì doanh nghiệp lại không muốn xây nhà cho người nghèo vì lợi nhuận ít và rủi ro quá nhiều.

Thần Tài hô tên 3 con giáp này đỏ cả tình lẫn tiền, đường tài lộc suôn sẻ, không gặp trắc trở, đón tết 2023 phú quý

Những con giáp dưới đây gánh hết lộc trời về nhà, làm việc gì cũng thành công hơn người, đổi vận giàu sụ trước thềm 2023.

TIN MỚI NHẤT