JARS - nguyên tắc quản lý tiền bạc bằng 6 chiếc ví mà bé "Bống chè bưởi" đang thực hiện

Bài học làm mẹ 09/12/2017 04:48

Phương pháp quản lý tài chính JARS là phương pháp hiệu quả giúp các bé có thể dễ dàng tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.

Trong chương trình “Mặt trời bé con” (Little Big Shots) phát sóng trên truyền hình ngày 2/12 vừa qua, bé Bống đã khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng vì khả năng tự lập tài chính rất sớm của em. Mặc dù mới học lớp 5, nhưng bé Bống đã tự kinh doanh chè bưởi được 3 năm. Số tiền em kiếm được đủ khả năng cho em mua quần áo, giày dép hàng hiệu, cũng như laptop, iphone….

JARS - nguyên tắc quản lý tiền bạc bằng 6 chiếc ví mà bé 'Bống chè bưởi' đang thực hiện - Ảnh 1

Bé Bống mới 10 tuổi nhưng đã tự lập tài chính. 

Khi tham gia chương trình, Bống có chia sẻ bản thân đang thực hiện việc quản lý chi tiêu tiền bạc bằng 6 chiếc ví. "Dù kiếm được ít hay nhiều, dù chỉ 100 nghìn đồng hay bao nhiêu chăng nữa cháu vẫn chia tiền thành 6 ví. 50% là dành cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, 10% cho giáo dục đào tạo (cháu có thể tự trả tiền học thêm trên mạng, học tập), 10% tự do tài chính, 10% giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, 10% tiết kiệm dài hạn", Bống chia sẻ.

Trên thực tế, việc quản lý chi tiêu mà bé Bống đang thực hiện thuộc phương pháp JARS do T.Harv Eker phát minh.

Phương pháp quản lý tài chính JARS là gì?

Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ, bởi số tiền các bé kiếm được sẽ được chia đều vào 6 cái hũ tương ứng với 6 mục đích khác nhau. 6 chiếc hũ bao gồm:

JARS - nguyên tắc quản lý tiền bạc bằng 6 chiếc ví mà bé 'Bống chè bưởi' đang thực hiện - Ảnh 2

6 chiếc hũ tiết kiệm giúp quản lý tiền hợp lý.(Ảnh minh họa) 

- Chiếc hũ chi tiêu cần thiết 55%

55% số tiền các bé có sẽ được dành cho các khoản chi phí hàng ngày như ăn uống, quần áo, đi lại, và mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bản thân. Tác dụng của chiếc hũ này là giúp các bé biết được giới hạn chi tiêu của mình để thay đổi nhu cầu mua sắm cho phù hợp. Nếu không phân chia rõ ràng, các bé có thể sẽ chi tiêu thoải mái quá mức. 

- Chiếc hũ tiết kiệm cho tương lai 10%

Chiếc hũ này để dành tiền cho các bé trong một thời gian dài để thực hiện các giấc mơ trong tương lai. Chẳng hạn bé muốn có máy tính hay xe đạp mới thì bé sẽ tiết kiệm từ bây giờ để có thể mua được đồ mình muốn sau này.

- Chiếc hũ giáo dục 5%

Đây là số tiền bé dành cho việc học thêm để nâng cao kiến thức. Bé có thể dùng tiền để mua sách tham khảo hoặc học thêm tiếng Anh.

- Chiếc hũ đầu tư 10%

Chiếc hũ này dùng để tái đầu tư lại.

- Chiếc hũ hưởng thụ 10%: Bé có thể mua sắm những món đồ xa xỉ cho bản thân bằng số tiền tiết kiệm trong chiếc hũ này. Đây là khoản tiêu xài bắt buộc mỗi tháng ngay cả khi bé cực kì tiết kiệm thì bé cũng luôn phải dành ra một khoản tiền riêng để chăm sóc bản thân.

- Chiế hũ cho đi 10%:

Số tiền này được dành để cho người khác. Bé có thể giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc quyên góp từ thiện. Chiếc hũ này giúp bé sống nhân ái và biết giúp đỡ người khác.

Để hướng dẫn bé bắt đầu quản lý tiền bạc theo phương pháp JARS giống bé Bống, bố mẹ cần giúp bé tính toán được số tiền mình kiếm được trong một tháng. Bé sẽ không thể quản lý tiền mà không biết được mình kiếm được bao nhiêu và đang chi tiêu thế nào. Sau đó bé có thể bắt đầu cho tiền vào 6 chiếc hũ như trên.

Khi dạy cho bé cách quản lý tài chính, bố mẹ cần phải cho bé hiểu đươc rằng tiết kiệm không phải là hạn chế tiêu xài của bé mà nó giúp bé chi tiêu phù hợp hơn để đảm bảo tương lai ổn định.

Bé Bống tên thật là Bảo Ngọc. Năm nay em 10 tuổi, đang theo học lớp 5 tại trường Tiểu học Phan Thiết, Tuyên Quang. Em là con út trong gia đình, trên em còn có một chị gái đang theo học năm hai tại khoa quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Bố Bống đang làm việc tại Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Mẹ em là kĩ sư Công nghệ thông tin tại công ty điện lực Tuyên Quang.

5 phương pháp dạy con học ngoại ngữ tốt nhất từ khi mới lọt lòng

Một trong những xu hướng dạy con khiến cha mẹ quan tâm nhất hiện nay là dạy trẻ em ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ. Dưới đây là 5 trong số những phương pháp phổ biến nhất.

TIN MỚI NHẤT