5 thói quen thường gặp của cha mẹ vô tình làm con kém thông minh

Bài học làm mẹ 23/01/2018 11:03

Đánh vào mông con, để mặc con khóc, cho con ngồi trước màn hình tivi hàng giờ liền… là những thói quen của cha mẹ làm con kém thông minh.

Bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, thói quen hàng ngày của cha mẹ cũng quyết định trí thông minh của con. Vì vậy, cha mẹ cần tránh những thói quen làm con kém thông minh sau đây.

Những thói quen của cha mẹ làm con kém thông minh

1. Đánh vào mông con

Nhiều gia đình vẫn áp dụng hình thức giáo dục con bằng phương pháp đánh đòn, đặc biệt là đánh vào mông trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hình thức kỷ luật này hoàn toàn phản khoa học. Việc cha mẹ đánh vào mông con không những ảnh hưởng đến tâm lý mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.

Nguyên nhân là do những chấn thương tinh thần ở trẻ khi bị đánh đòn, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng nhận thức. Hậu quả là trẻ thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực khi vấp phải những tình huống khó khăn.

5 thói quen thường gặp của cha mẹ vô tình làm con kém thông minh - Ảnh 1
Thói quen đánh vào mông trẻ sẽ khiến con giảm sút trí thông minh - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, việc đánh mông trẻ quá nhanh, quá mạnh sẽ gây tác động mạnh đến não. Lực đánh sẽ truyền qua cột sống atlanto – chẩm doanh khiến não bộ bị ảnh hưởng.

2. Bỏ mặc trẻ sơ sinh khóc

Trẻ sơ sinh thường dùng tiếng khóc để biểu thị mọi nhu cầu, mong muốn của mình. Nhiều ông bố bà mẹ vì cảm thấy mệt mỏi với tiếng khóc liên tục của trẻ nên bỏ mặc con khóc rồi tự nín. Tuy nhiên, việc làm này của cha mẹ đã vô tình gây hại đến hệ thần kinh non nớt của con.

5 thói quen thường gặp của cha mẹ vô tình làm con kém thông minh - Ảnh 2
Cha mẹ không nên bỏ mặc con tự khóc rồi nín vì sẽ ảnh hướng đến sự phát triển trí thông minh của con - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh cần được vỗ về, an ủi để luôn có cảm giác an toàn trong vòng tay cha mẹ. Các chuyên gia của trường Đại học Pittsburgh (Pennsylvania, Hoa Kỳ) cho biết phương pháp “để mặc con khóc” (cry it out) có nguy cơ làm tổn thương vĩnh viễn não bộ trẻ.

Bé không được dỗ dành khi quấy khóc sẽ có xu hướng trơ lì cảm xúc khi đối diện với áp lực, không còn cảm giác tin tưởng bất cứ điều gì trong cuộc sống sau này.

3. Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 giờ mỗi ngày

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ dưới 3 tuổi không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại…. Trẻ từ 3 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử này từ 1 – 2 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Trẻ chăm chú nhìn vào màn hình quá nhiều không những trở nên ù lì, chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn có nguy cơ bị trầm cảm, giảm khả năng tập trung và luôn cảm thấy buồn phiền, cô độc.

5 thói quen thường gặp của cha mẹ vô tình làm con kém thông minh - Ảnh 3
Trẻ tiếp xúc thường xuyên với màn hình điện tử sẽ khiến trí thông minh giảm sút - Ảnh minh họa: Internet

Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe (TP.HCM) khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng quy tắc “3-6-9-12” để kiểm soát việc con tiếp xúc với màn hình. Cụ thể:

- Không màn hình trước 3 tuổi: Trẻ trước 3 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử, tránh làm giảm sút sự tập trung và trí thông minh.

- Không chơi game trước 6 tuổi: Trẻ trong độ tuổi này có nhu cầu cao về phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ và cảm giác. Việc chơi game trong độ tuổi này sẽ khiến trẻ chẳng những không rèn luyện được kỹ năng mà còn khiến trí tuệ giảm sút.

- Không internet trước 9 tuổi: Học sinh tiểu học có thể chơi một số loại game giúp tăng khả năng sáng tạo nhưng không nên cho bé tiếp cận với thế giới internet trước 9 tuổi. Sau giai đoạn này, trẻ có thể sử dụng internet nhưng phải dưới sự hướng dẫn của người lớn.

- Internet một mình từ 12 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ cần không gian riêng tư và có thể tự tổ chức cuộc sống của mình. Do đó, cha mẹ có thể để con độc lập tìm hiểu thế giới internet nhưng cần cảnh báo trẻ không được truy cập vào những website không phù hợp với lứa tuổi.

4. Cha mẹ hút thuốc lá     

Khi cha mẹ hút thuốc lá, trẻ sẽ vô tình hít phải khói thuốc độc hại (hiện tượng hút thuốc lá thụ động). Khi tiếp xúc nhiều với lượng khí cacbonic (CO2) từ khói thuốc, não bộ non nớt của trẻ sẽ bị tổn thương, giảm khả năng tiếp nhận và lan truyền các tế bào thần kinh trong não. Đây chính là thói quen phổ biến của nhiều cha mẹ làm con kém thông minh.

5. Làm con cảm thấy áp lực

5 thói quen thường gặp của cha mẹ vô tình làm con kém thông minh - Ảnh 4
Cha mẹ có thói quen so sánh con với những bạn bè đồng trang lứa khiến con cảm thấy áp lực và làm ảnh hưởng đến trí thông minh - Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên so sánh con với các bạn đồng trang lứa, luôn quát mắng, chê bai con… là những hành vi thường thấy ở những bậc cha mẹ nghiêm khắc. Tuy nhiên, việc này chẳng những làm trẻ không tiến bộ mà còn làm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ bị giảm sút một cách đáng kể.

Áp lực của cha mẹ sẽ khiến con cảm thấy nặng nề khi đối diện với những tình huống khó khăn trong tương lai. Bên cạnh đó, hành vi này còn khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh mất trí nhớ (Alzheimer's).

Nhận biết con có trí thông minh ‘trời phú’ từ bé qua những dấu hiệu này

Muốn biết con bạn có trí thông minh hơn người hay không, bạn chỉ cần quan sát những dấu hiệu dưới đây.

TIN MỚI NHẤT