Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân đều

Chăm sóc con 07/11/2019 11:38

Để con phát triển toàn diện, khỏe mạnh thì mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân khoa học. Việc này sẽ giúp trẻ có thói quen lành mạnh để tránh được các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng…

Hiện nay, việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân là rất quan trọng. Được xem là một trong những yếu tố vàng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này có sự tăng lên đáng kể, vì thế mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn dặm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con. Chế độ ăn dặm cần đa dạng các loại thực phẩm để bé yêu nhận đủ nhu cầu cần thiết, không bị thiếu hoặc thừa dưỡng chất.

Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Ở mỗi giai đoạn, trẻ cần được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và ở 8 tháng tuổi cũng thế. Vì vậy, mẹ nên căn cứ theo thực đơn cho bé 8 tháng viện dinh dưỡng để xây dựng cho phù hợp.

Về lượng sữa

Lượng sữa tối thiểu cần cho giai đoạn này là 710ml, bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột. Do đó, mẹ hãy vắt sữa ra bình để biết được lượng cho con bú hàng ngày là bao nhiêu để cân chỉnh với sữa bột cho phù hợp. Để sản xuất được lượng sữa nhiều nhất có thể cho bé, mẹ hãy uống đủ 3 lít nước/ngày và có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý. Sữa mẹ ở thời điểm nào cũng tốt hơn những loại sữa bổ sung khác, vì thế dù là bé đã ăn dặm nhưng mẹ vẫn nên cho con bú bất cứ khi nào con muốn.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can
Thực đơn dinh dưỡng của trẻ 8 tháng phải thật khoa học

Lượng tinh bột

Tùy thể chất của từng trẻ mà lượng tinh bột được đưa vào cơ thể là khác nhau. Do đó, thực đơn cho bé 8 tháng nhẹ cân sẽ khác với những bé đủ cân và đang phát triển tốt. Tuy nhiên, lượng tối thiểu cần cung cấp cho trẻ phải trên 800ml tinh bột, có nghĩa là bé phải được ăn 4-5 bữa ăn bột hoặc cháo xay trên một ngày, kèm theo 3 bữa sữa là đủ. Không nên cho bé ăn liên tục, thời gian ăn cần cách nhau 3-4 tiếng để không tạo áp lực cho hệ tiêu hóa non nớt và không gây cho bé cảm giác chán ăn.

Chất đạm

Chất đạm có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển, nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển não bộ của bé. Do đó, hàng ngày trẻ cần phải được bổ sung đầy đủ lượng chất này. Ở giai đoạn 8 tháng, trên cần 11-12gr chất đạm/ngày. Với lượng này, mẹ có thể cho bé tiêu thụ 1 lòng đỏ trứng gà, 13 - 15 gram cá, 10 - 15 gram thịt... trong một ngày.

Chất xơ và vitamin

Trong thực đơn ăn dặm 1 ngày cho bé 8 tháng, mẹ đừng bao giờ quên bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin cho trẻ thông qua các loại rau củ quả. Trẻ cần khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả. Nhiều bé có thể ăn nhiều hơn lượng này, tuy nhiên thừa hay thiếu chất đều không tốt cho cơ thể của bé yêu, vì thế mẹ nên cân nhắc để cân bằng vừa đủ lượng khoáng chất và vitamin đưa vào cơ thể bé, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu.

Nước cho bé 8 tháng tuổi

Lượng nước bổ sung cho bé sẽ dựa trên số cân nặng. Tuy nhiên, một số bà mẹ cho con ăn theo thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng đã quên mất điều này. Cứ cho rằng lượng nước được cung cấp từ sữa và cháo là đủ cho cơ thể bé.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can 1
Mẹ cần bổ sung nước cho trẻ theo cân nặng

Thực tế, cho dù bé có uống sữa hoặc ăn cháo đi chăng nữa mẹ vẫn cần bổ sung thêm nước để hệ tiêu hóa của bé có thể hoạt động trơn tru hơn. Theo đó, trẻ cần được bổ sung 10ml nước/cân nặng. Nếu trẻ đang bị tiêu chảy, sốt hoặc ói thì lượng nước sẽ được tăng lên dựa theo mức độ của bệnh, để giúp cơ thể lọc và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể.

Ngoài những dưỡng chất này, mẹ cũng cần bổ sung xen kẽ thêm chất béo cho trẻ. Bởi đây là dung môi quan trọng giúp hoà tan các loại vitamin như A, D, C... hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển thị lực và não bộ của bé.            

Bé 8 tháng ăn được rau gì?

Rau là một trong những thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Những dưỡng chất này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển cả về mặt thể lực cũng như trí lực của trẻ. Bởi vì vậy, các mẹ cần tạo thói quen ăn nhiều rau củ cho bé ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt cần đưa rau vào trong việc chế biến cháo ăn dặm cho bé. Trong giai đoạn này, trẻ có thể ăn được rất nhiều loại rau như súp lơ xanh, rau ngót, rau cải, đậu xanh, cần tây...

Rau ngót

Rau ngót rất giàu vitamin B, vitamin C, chất đạm và beta carotene. Các khoáng chất này khi được nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, tốt cho sự phát triển của mắt, đồng thời nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật. Rau ngót rất dễ chế biến, các mẹ có thể nhặt rửa sạch, loại bỏ những lá già và sâu, sau đó đem xay rồi trộn vào cháo cho trẻ. Đây cũng là cách nấu ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đơn giản nhất mà mẹ nên áp dụng.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can 2
Cháo rau ngót

Rau súp lơ xanh

Súp lơ xanh hay còn có tên gọi khác là bông cải xanh. Loại rau xanh này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé yêu như là vitamin C, A, B, K và các khoáng chất như: chất xơ, sắt, canxi, omega-3…  giúp chống ung thư hiệu quả, hỗ trợ tốt cho hoạt động của tim và dạ dày. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng ở trẻ.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can 4
Mẹ có thể cho bé ăn cháo rau súp lơ

Rau bina

Rau bina là nguồn bổ sung các dưỡng chất phong phú cho cơ thể trẻ, đặc biệt canxi, rất tốt cho quá trình phát triển xương, giúp con cứng cáp hơn. Bên cạnh đó loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất khác như là vitamin A, C, sắt, mangan...

Các món ăn phụ cho bé 8 tháng tuổi

Bên cạnh các bữa ăn chính, bữa ăn phụ cho trẻ 8 tháng tuổi cũng là điều mà nhiều bà mẹ bận tâm. Bởi bữa ăn phụ cũng cung cấp cho trẻ rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho sự phát triển toàn diện của bé yêu. Tuy nhiên, bữa phụ nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

Sữa chua

Sữa chua có vị chua ngọt rất dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo ra món ăn hấp dẫn, kích thích vị giác cho bé như: sữa chua dầm trái cây, sữa chua dầm thạch… xét về mặt dinh dưỡng, sữa chua cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt như canxi và protein giúp bé cao khỏe và năng động mỗi ngày.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can 4
Bữa phụ mẹ có thể cho bé ăn sữa chua

Trái cây

Trái cây là một trong những bữa ăn phụ bổ dưỡng cho bé, không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho quá trình tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu. Đặc biệt, các mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại trái cây như táo, chuối, bơ, đu đủ… bởi chúng chứa nhiều K, Mg, Omega-3… cung cấp nhiều năng lượng giúp tăng trưởng, phát triển thể chất và trí tuệ cho bé.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc được xem là thực phẩm siêu dinh dưỡng, chứa lượng protein dồi dào, canxi, sắt, kẽm… giúp hoàn thiện giác quan và cơ quan của trẻ nhỏ. Hơn nữa, những loại thực phẩm này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột giúp bé ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

>>> Xem thêm:

- Đa dạng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng không lo ngán

Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm truyền thống giàu dinh dưỡng cho bé. Không chỉ có hàm lượng đạm và tinh bột cao giúp bé tăng cân nhanh mà còn dồi dào chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều vitamin dưới dạng beta-caroten tốt cho mắt bé, vitamin C giúp hấp thụ sắt tối đa. Ngoài ra, khoai lang còn giàu vitamin B6, kali tốt cho tim mạch và trí não nên rất phù hợp để bé ăn dặm.

thuc đon an dam cho be 8 thang tang can 5
Khoai lang thực phẩm dinh dưỡng cho bé yêu

Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các chị em biết được cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân phù hợp. Quá trình nuôi con sẽ nhàn tênh, không lo con bị suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì.

Mẹ đảm khoe thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, các mẹ khác hoàn toàn có thể làm theo

Nếu đang băn khoăn không biết nên cho con ăn gì ở tháng thứ 9, thì các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm dưới đây của chị Nguyễn Linh (sống tại Hà Nội).

TIN MỚI NHẤT