Dùng điều hòa lâu năm mà không biết cách này quá phí: Nhấn vào một nút đặc biệt trên điều khiển, tiết kiệm chục triệu tiền điện mỗi năm

Mẹo vặt trong bếp 04/05/2024 04:44

Trong mùa hè nắng nóng, việc sử dụng điều hòa trong nhà thường kéo dài, dẫn đến tiêu thụ năng lượng lớn.

Sai lầm khi sử dụng điều hòa

Công suất điều hòa không phù hợp diện tích phòng

Bạn cũng không nên mua điều hòa có công suất cao hơn mức cần thiết so với diện tích căn phòng. Một bộ điều hòa công suất cao hơn mức cần thiết sẽ bơm ra lượng lớn không khí mát mẻ nhưng sẽ không hoạt động đủ lâu để hút ẩm cho căn phòng. Độ ẩm cao sẽ làm cho căn phòng có cảm giác nóng hơn so với thực tế.

Dùng điều hòa lâu năm mà không biết cách này quá phí: Nhấn vào một nút đặc biệt trên điều khiển, tiết kiệm chục triệu tiền điện mỗi năm - Ảnh 1
Những sai lầm khi dùng điều hòa. Ảnh: Internet

Mở cửa sổ, cửa ra vào

Một số gia đình tiết kiệm bằng cách mở cửa giữa các phòng để hơi mát từ phòng này có thể lan sang phòng khác. Tuy nhiên, nếu điều hòa không đủ công suất cho diện tích lớn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.

Đặt nhiệt độ quá thấp

Trên thực tế, khi bạn bắt đầu bật điều hòa, thiết bị liên tục bơm ra một luồng không khí mát. Cài đặt nhiệt độ chỉ cho thiết bị biết khi nào ngừng việc làm mát chứ không giúp tăng tốc quá trình này.

Không lưu thông không khí bằng quạt

 

Không vệ sinh bộ lọc gió định kỳ

 

Nếu điều hòa của bạn bật cả ngày, bạn vệ sinh bộ lọc ít nhất một lần mỗi tháng. Nếu ít sử dụng, bạn có thể vệ sinh bộ lọc ba tháng một lần.

Các chuyên gia cũng lưu ý việc cần vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa vào đầu mỗi mùa.

 

Sử dụng các nguồn nhiệt khác khi bật điều hòa

Các nguồn nhiệt, dù nhỏ, đều tăng tải cho máy điều hòa của bạn. Vì vậy, nếu bạn để chúng chạy không cần thiết, bạn đang tăng thêm tải cho máy điều hòa, khiến thiết bị hoạt động khó khăn hơn.

Mẹo tiết kiệm điện nhờ một nút trên điều khiển điều hòa

Trong mùa hè nắng nóng, việc sử dụng điều hòa trong nhà thường kéo dài, dẫn đến tiêu thụ năng lượng lớn. Để tiết kiệm điện, bạn có thể kích hoạt chế độ Eco. Chế độ này bao gồm Energy Saver hoặc Smart Fan Mode, giúp giảm tiêu thụ năng lượng của máy điều hòa. Khi được thiết lập, khi nhiệt độ giảm xuống dưới nhiệt độ đã cài đặt, máy nén sẽ tắt và quạt cũng sẽ ngừng hoạt động để tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, quạt sẽ được kích hoạt và tắt mỗi 2-3 phút để kiểm tra nhiệt độ trong phòng.

Dùng điều hòa lâu năm mà không biết cách này quá phí: Nhấn vào một nút đặc biệt trên điều khiển, tiết kiệm chục triệu tiền điện mỗi năm - Ảnh 2

Để tiết kiệm điện, bạn có thể kích hoạt chế độ Eco. Ảnh: Internet

Một số người dùng có thể không thích chế độ này vì máy điều hòa sẽ hoạt động liên tục, bật - tắt. Trong khi đó, nhiều người thường chọn chế độ Dry khi sử dụng điều hòa. Chế độ này tiêu thụ ít điện năng hơn vì máy hút ẩm khỏi không khí, làm cho không khí trở nên khô ráo và không oi ả. Tuy nhiên, nên sử dụng chế độ này khi độ ẩm trong môi trường cao, trên 60%.

Trong trường hợp không khí khô nóng, với độ ẩm dưới 50%, chế độ Cool là lựa chọn phù hợp hơn. Chuyên gia khẳng định rằng, chế độ Cool sẽ làm mát căn phòng hiệu quả hơn so với chế độ Dry, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng với nhiệt độ trên 40 độ C. Chế độ Dry hầu như không có tác dụng ở những điều kiện nhiệt độ cao này, chỉ làm căn phòng trở nên nóng và khó chịu.

Trong trường hợp không khí khô nóng, với độ ẩm dưới 50%, chế độ Cool là lựa chọn phù hợp hơn.

Ngoài ra, nên tận dụng chế độ quạt gió tự động, giúp tiết kiệm điện vì công suất hoạt động của điều hòa lúc này nhỏ hơn so với các chế độ khác. Đồng thời, làm mát căn phòng một cách đồng đều.

Hẹn giờ cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm điện, đặc biệt là vào ban đêm. Bạn có thể thiết lập thời gian tắt máy điều hòa, đảm bảo giấc ngủ ngon và tiết kiệm điện.

Nên dùng điều hòa ở nhiệt độ bao nhiêu để không tăng tiền điện?

EVN khuyến cáo, đối với các hộ gia đình, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện; nguy cơ quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ vào những ngày nắng nóng cao điểm cũng sẽ tăng cao so với bình thường.

Theo tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-70% tổng số lượng điện năng tiêu thụ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng điện, khi bật điều hoà chỉ nên đặt ở mức 27 độ C trở lên và nên sử dụng kết hợp với quạt, vừa đảm bảo đủ mát, vừa giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.

Để giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến, EVN tiếp tục khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài việc sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện…).

 

TIN MỚI NHẤT