Điểm mặt 'thủ phạm' bạo hành trong tình yêu

Yêu - Hôn nhân 05/05/2015 10:45

Bạo hành trong tình yêu không còn là chuyện hiếm trong xã hội, tuy nhiên đa phần chúng ta vẫn chưa hiểu đúng và đủ về vấn đề này. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của sự bạo hành và cách thoát khỏi nó?

Hành động muốn chiếm hữu người mình yêu

Từ lâu, nạn bạo hành không còn gói gọn trong khuôn khổ gia đình là chồng đánh vợ, đánh con hay ngược lại mà còn xuất hiện ngày một nhiều trong tình yêu. Có rất nhiều người cho rằng “bạo hành là 1 hành động cụ thể”- bạo hành thân thể, dùng bạo lực, tuy nhiên bạo hành còn có rất nhiều biểu hiện.

Bạo hành tinh thần là một dạng bạo hành khó nhận biết hơn, nhưng thường được nhận diện khi đối phương có biểu hiện: buộc người yêu theo ý họ từ mọi sở thích đến quan điểm, không cho bạn có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân đều là biểu hiện của nạn bạo hành. Tuy nhiên, vì nhầm lẫn cho rằng đó cũng là biểu hiện của tình yêu khiến bạn bỏ qua những yếu tố trên, lâu dần sẽ tạo ra thói quen được nuông chiều cho đối phương, tới khi bạn có dấu hiệu phản kháng rất dễ bị bạo hành bằng hành động cụ thể.

Điểm mặt 'thủ phạm' bạo hành trong tình yêu - Ảnh 1
Đừng để bạo hành nhân danh tình yêu làm bạn bị mờ mắt

Không nhận ra mình bị người yêu bạo hành tinh thần, suốt hơn hai năm quen nhau chị Mỹ Hà (26 tuổi, Q. Thủ Đức) phải chịu cảnh bị người yêu quản lý, kiểm soát. Ban đầu, mỗi lần người yêu gọi cho chị nhưng chị bận không tiện nghe máy anh sẽ gửi hàng loạt tin nhắn kiểu "dội bom": "em làm gì mà không nghe máy", "em đang đi chơi với anh nào khác phải không?", sau đó là một chuỗi cuộc gọi nhỡ của anh. Lúc đầu chị chỉ nghĩ đó là do anh ghen, vì yêu nên mới như vậy nhưng dần dà, anh càng quá đáng. 

Một lần về nhà anh trai chơi, khi chị đi chợ mua thức ăn nhưng quên mang theo điện thoại. Thấy điện thoại em gái đổ chuông hồi lâu, anh trai chị nghĩ chắc có việc gì quan trọng nên nghe máy hộ. Anh trai chị vừa nói:"alo", khi nghe bên kia điện thoại là giọng đàn ông, anh gầm lên:"Mày là thằng nào?". Anh trai nói rất lịch sự rằng "Tôi là anh trai của Mỹ Hà, em gái tôi ra ngoài có chút việc, cậu có nhắn lại gì không?". Ấy thế mà, đáp lại là một chuỗi văng tục kèm theo lời đe dọa: "Con này dám để trai nghe điện thoại, mày nói lại với con đấy, về gọi lại ngay cho tao, Đ.M cái con đĩ đấy, tao sẽ  móc mắt nó". Sau khi thuật loại đoạn hội thoại trên, anh trai chị không khỏi bàng hoàng khi em gái thú nhận người gọi đến chính là người cô yêu cô.

Theo thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A – Giảng viên bộ môn Tâm lý giáo dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM, sở dĩ có hành động này là do bản thân con người hiểu sai về tình yêu. Khi hai người yêu nhau, đương nhiên sẽ có những điểm chung nào đó để tạo sự hòa hợp giữa 2 người tuy nhiên vẫn phải có những điểm khác biệt nhất định. Quan niệm chiếm hữu người yêu là của riêng mình, hoàn toàn phải thuộc về mình và tự cho mình có quyền buộc người kia thay đổi để phù hợp với mình là điều không thể.

Ngoài tình yêu, con người còn rất nhiều mối quan hệ cũng như mối quan tâm khác như gia đình, bạn bè, công việc. Bản thân họ là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai nên không thể bị ép buộc thay đổi”, thạc sĩ Tô Nhi A nhận định.

Thạc sĩ Tô Nhi A cho rằng: “Cần nhận diện được sớm biểu hiện đối phương có bạo hành hay không, từ đó có những cuộc trò chuyện thẳng thắn nhằm góp ý cho người kia thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tránh đồng lõa, dung túng cho sự bạo hành”.

Nạn nhân hay đồng lõa?

Bạo hành có rất nhiều dạng: từ bạo hành về tâm lý cho đến sử dụng vũ lực, tuy nhiên vì bất cứ lý do gì thì bạo hành đều không phải là tình yêu.

Trong một mối quan hệ tình cảm, nếu thường xuyên xảy ra mâu thuẩn trong một thời gian dài thì kết thúc là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn đó có thể là do một trong hai người có những biểu hiện bạo hành do yếu tố chiếm hữu mang lại. Lúc này tâm lý mất đi cái mình sở hữu sẽ làm gia tăng hành động bạo hành hơn. Hành động khủng bố tinh thần, dùng vũ lực với đối phương thậm chí gây tổn hại cho bản thân… đều không nằm ngoài mục đích níu kéo tình yêu.

Điểm mặt 'thủ phạm' bạo hành trong tình yêu - Ảnh 2
Sẽ là bi kịch nếu để tình trạng bạo hành  tiếp diễn trong cuộc sống hôn nhân 

Trong một số trường hợp, đáng tiếc, nữ giới đã tự biến mình thành người đồng lõa dù họ là nạn nhân của bạo hành.  Bởi nhiều người luôn giữ kín việc mình bị người yêu bạo hành, vì nghĩ do lúc nóng giận người yêu không kiểm soát được cảm xúc, vì còn yêu, và vì sợ xấu mặt với mọi người. Họ không biết rằng, nếu cứ cam chịu thì hậu quả rất khó lường.

Chính sự cam chịu và hiểu sai về tình yêu đã khiến Mỹ Hà bị người mình yêu bạo hành tinh thần trong một khoảng thời gian dài. Nếu ngay ngày đầu, cô nói rõ với anh rằng yêu nhau không có nghĩa là anh có quyền kiểm soát cuộc sống của cô. Rằng yêu nhau thì phải tôn trọng nhau chứ không phải chì chiết, chửi rủa như anh đã làm thì có lẽ cô đã được giải thoát khỏi anh sớm hơn.

Thạc sĩ Tô Nhi A nói thêm, những hành động như trên không hoàn toàn do tình yêu mà là sự ích kỷ, yêu bản thân mình nhiều hơn. Tình yêu phải là tạo mọi điều kiện để đối phương được phát triển về mọi mặt, được hạnh phúc chứ  không phải là gây tổn hại thể xác, tinh thần.

Chính vì thế, mỗi người khi yêu cần tỉnh táo nhìn nhận tất cả những dấu hiệu có nguy cơ khiến mình bị bạo hành. Hãy tự bảo vệ mình, khi cảm thấy nguy hiểm có thể nhờ người thân, bạn bè hoặc cơ quan chức năng can thiệp.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT