Ba ngày mặc cùng một màu áo và thông điệp ý nghĩa của bác sĩ Hoàng Công Lương

Xã hội 18/05/2018 13:41

Nhiều người tham dự phiên xét xử vụ chạy thận làm 9 người tử vong đều tỏ ra bất ngờ khi bác sĩ Hoàng Công Lương đều mặc những chiếc áo màu xanh. Ẩn sâu bên trong việc làm này, là một thông điệp mà vị bác sĩ muốn gửi gắm.

Sáng 18/5, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ chạy thận 8 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Những người tham dự vụ án chạy thận trong 4 ngày vừa qua đều khá bất ngờ và tò mò việc ngoài ngày đầu tiên mặc áo sơ mi màu hồng tím thì bác sĩ Hoàng Công Lương đã mặc chiếc áo màu xanh trong 3 ngày xét xử sau.

Ba ngày mặc cùng một màu áo và thông điệp ý nghĩa của bác sĩ Hoàng Công Lương - Ảnh 1

Bác sĩ Lương trong phiên xét xử sáng nay.

 Chia sẻ với chúng tôi sau khi kết thúc phiên xét xử sáng nay, bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết, anh có ba chiếc áo cùng màu xanh như trên, việc anh mặc ba chiếc áo cùng màu xanh là muốn gửi gắm một thông điệp.

"3 ngày tôi đều mặc 3 chiếc áo màu xanh, qua màu áo xanh tôi muốn truyền đi thông điệp hòa bình, màu xanh là màu hòa bình, tòa án hòa bình, tỉnh Hòa Bình, tôi muốn truyền thông điệp hòa bình và công lý qua màu áo tôi mặc", bác sĩ Lương chia sẻ.

Khi được hỏi về trạng thái khi tham gia phiên tòa và việc anh có tin tưởng vào phiên tòa này, vị bác sĩ trả lời ngắn gọn: "Tôi thấy không có gì căng thẳng, tin hay không thì còn chờ đến khi tòa công bố bản án".

Ba ngày mặc cùng một màu áo và thông điệp ý nghĩa của bác sĩ Hoàng Công Lương - Ảnh 2

Ba ngày bác sỹ lương đều mặc ba chiếc áo màu xanh.

 Trong 4 ngày xét xử, bác sỹ lương đều bác cáo buộc cho rằng mình có trách nhiệm đến việc 8 nạn nhân tử vong.

Bác sỹ Hoàng Công Lương cho rằng, anh học chuyên môn để điều trị cho các bệnh nhân chứ không phải là để giết chết các bệnh nhân.

Trong vụ việc này, vị bác sỹ cho biết, trong quá trình sử dụng, chị Hằng thấy hệ thống lọc nước không đảm bảo nên đã báo Sơn đến kiểm tra và làm đề xuất.

Theo vị bác sỹ này, đầu mỗi tháng hoặc quý, anh cùng hai bác sĩ khác được lãnh đạo khoa phân công xuống làm nhiệm vụ điều trị, máy móc do phòng vật tư quản lý còn đơn nguyên thận nhân tạo chỉ sử dụng.

Ba ngày mặc cùng một màu áo và thông điệp ý nghĩa của bác sĩ Hoàng Công Lương - Ảnh 3

Toàn cảnh phiên xét xử.

 Điều dưỡng viên trực trong ngày sẽ chịu trách nhiệm nhận bàn giao thiết bị y tế. Ngày 29/5, chị Điệp (điều dưỡng viên đơn nguyên thận nhân tạo) trực nên nhận trách nhiệm bàn giao.

 Chị Điệp là người có thống kê về nhận bàn giao hay không. Sáng 29/5, chị Điệp thống báo đã sửa chữa xong và đã nhận bàn giao. Về nhận bàn giao theo thủ tục hành chính phải là điều dưỡng hành chính của đơn nguyên thận nhân tạo.

Tình trạng hỏng hóc của thiết bị y tế, trách nhiệm thuộc về phòng vật tư y tế, tôi là bác sĩ, chỉ có trách nhiệm điều trị tại đơn nguyên thận nhân tạo", bác sỹ Lương nói.

Đáng chú ý, phiên xét xử vào ngày 16/5, cho rằng VKS có hướng quy tội cho mình, chính vì thế anh Lương không tin tưởng VKS và xin được giữ quyền im lặng, uỷ quyền cho LS của mình chứng minh việc mình vô tội. Sau ý kiến của bị cáo Hoàng Công Lương, hội trường vỗ tay trước việc làm này của vị bác sỹ.   

Theo cáo trạng, các bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi - nguyên Giám đốc Cty TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người".

Cáo trạng xác định, Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.

Hai loại hoá chất trên không có trong danh mục được dùng trong y tế.

Cơ quan điều tra xác định, quá trình thao tác do cẩu thả đã để tồn dư 1 lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn nhưng ngày 29/5/2017 Quốc đã đưa hệ thống lọc nước RO vào sử dụng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bị can Sơn, người được giao kiểm tra, giám sát việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sơn không trực tiếp có mặt để giám sát.

Khi giao nhận qua điện thoại vào chiều 28/5/2017, Sơn biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng lại giao cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo.

Sơn cũng không báo cáo lãnh đạo phòng và sáng 29/5 để mặc cho đơn nguyên thận đưa hệ thống RO số 2 vào sử dụng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Cáo trạng cũng xác định bác sĩ Hoàng Công Lương được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo.

Ngày 20/4/2017, Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất và biết rõ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra vào ngày 28/5/2017.

Theo cáo buộc, với trình độ, nhận thức vai trò và trách nhiệm được giao, bị can Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định.

Nhưng sáng 29/5/2017, khi nghe điều dưỡng viên nói về việc Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong, ông Lương đã không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được giao.

Bác sĩ Hoàng Công Lương sau đó ra lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.

 

Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Chi thêm 12 triệu, 8 bệnh nhân không chết?

Đồng tình với quan điểm luật sư, bị cáo Quốc cho rằng nếu thay thêm 2 màng lọc có giá 12 triệu đồng thì không xảy ra chuyện tồn dư hóa chất, khiến 8 bệnh nhân tử vong.

TIN MỚI NHẤT