Nỗi ám ảnh mang tên Tết ngoại, Tết nội của chị em phụ nữ

Tâm sự gia đình 13/01/2018 06:22

Ngày Tết, chồng nhậu nhẹt thâu đêm, chị em phải thức cùng để lo dọn dẹp. Không có người phụ nữ nào chịu được cảnh nhà cửa bề bộn nên dù mệt cũng phải xắn tay áo lao vào công cuộc thu dọn tàn cuộc.

Tết đến Xuân về là dịp để gia đình sum họp bên nhau, người người nô nức, nhà nhà vui vẻ chào đón một năm mới an lành. Nhưng có lẽ chỉ phụ nữ mang trong mình những nỗi niềm riêng, chẳng ai thấu. Xã hội ngày nay, phụ nữ hiện đại không còn khái niệm làm dâu như ngày xưa bởi họ có công việc và làm chủ được cuộc sống của mình.

Sau khi cưới, vợ chồng có đủ điều kiện mua căn hộ nhỏ thì chuyển ra sống riêng, tách biệt với gia đình. Cuộc sống hôn nhân của phụ nữ ngày nay khá thoải mái, không phải lo chuyện gặp phải mẹ chồng khó tính. Nếu gia đình khá giả một chút thì thuê luôn osin chăm lo công việc nhà, con cái. Cũng vì vậy mà cuộc sống làm dâu đối với nhiều người là điều gì đó khá xa lạ.

Nỗi ám ảnh mang tên Tết ngoại, Tết nội của chị em phụ nữ - Ảnh 1
Đàn bà có nhiều nỗi lo lắng ngày Tết - Ảnh minh họa: Internet

Thế nhưng Tết đến là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Bao nhiêu chuyện đổ lên đầu nàng dâu, điều khiếp đảm nhất là đối phó với gia đình chồng. Những ngày trước Tết, phụ nữ phải tất bật sắm sửa đồ đạc, trang hoàng nhà cửa rồi mua quần áo mới cho chồng con. Ăn Tết ở nhà riêng, chị em hết lo việc cúng kiếng từ đêm giao thừa tới mùng 3 rồi phải cùng chồng tiếp đón những vị khách khứa.

Chồng nhậu nhẹt thâu đêm phải lo thức cùng để lo dọn dẹp. Không có người phụ nữ nào chịu được cảnh nhà cửa bề bộn, dù mệt cũng phải xắn tay áo lao vào thu dọn tàn cuộc. Nhiều chị em thường than với nhau rằng: “Tết là dịp để mọi người ăn chơi, sao chỉ mình đàn ông được chơi, còn phụ nữ vẫn phải quần quật những công việc nhà hết năm này đến năm khác?”. Một câu hỏi lớn không lời đáp!

Khi ăn Tết bên ngoại, chị em có thể sẽ thoải mái hơn chút. Bạn sẽ được đối đãi tốt hơn một chút, chén dĩa dơ đã có mẹ xử lý, thức ăn thừa đã có mẹ giải quyết, thế giới đã có mẹ lo. Nhưng đổi lại là nỗi lo quà cáp, tiền lì xì cho họ hàng, cha mẹ. Người khá giả thì đối đãi với gia đình phóng khoáng một chút. Người có kinh tế hơi eo hẹp lại mặc cảm, lì xì ít sẽ bị bàn tán, lì xì nhiều thì không đủ khả năng.

Nỗi ám ảnh mang tên Tết ngoại, Tết nội của chị em phụ nữ - Ảnh 2
Ngày thường đã tất bật, Tết đến chị em còn bận rộn gấp đôi - Ảnh minh họa: Internet

Nói đến việc này thì đàn ông có phần hơi phè phỡn một chút. Anh ấy chỉ việc về chúc Tết, bao lì xì, quà cáp đã có vợ chuẩn bị sẵn. Sĩ diện của đàn ông trong dịp Tết là điều khiến phụ nữ lo lắng nhất. Làm gì cũng phải giữ thể diện cho chồng, mua quà cũng chọn những thứ đắt đỏ một chút để chồng mát mặt. Bạn bè của chồng đến chơi cũng phải chuẩn bị một mâm cỗ đủ đầy để chồng tiếp đãi.

Còn khi ăn Tết ở nhà chồng, không phải nhà mình nên dù có có mệt đến bở hơi tai nàng dâu cũng phải rửa cho xong đống chén dĩa, dọn dẹp tàn dư của những cuộc nhậu. Đã vậy còn bị xem là người dưng, nửa khách nửa chủ, vai trò trong gia đình chẳng thể xác định rõ rệt. Khi thì quần quật như osin, khi thì lại được tiếp đãi như khách, khi lại chỉ là đứa ở nhờ dăm bữa nửa tháng rồi lại rời đi.

Đối với chị em phụ nữ, Tết chỉ có 3 ngày nhưng lại tựa như một thế kỷ. Bao nhiêu lo lắng, u uất lại kéo nhau đổ về. Những ngày ở nhà chồng vô cùng cô đơn, người ta nói cười nhưng vẫn xem mình là người xa lạ, là khách đến chơi. Bởi vậy, Tết đến không đơn giản là vui chơi, thoải mái thư giãn, mà phụ nữ còn phải đối đầu với những nỗi lo gấp đôi ngày thường. Cày bừa, làm việc quần quật suốt một năm lại chỉ đủ để tiêu xài cho ba ngày Tết.

Tết sắp đến, hàng triệu phụ nữ Việt lại chuẩn bị bù đầu bù cổ với bao nhiêu nỗi lo mà mấy ai thấu cho?

Đã là vợ chồng, hết tình thì còn nghĩa, đừng hở một chút là dọa bỏ nhau

Có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Bởi vậy danh phận vợ chồng không phải tự nhiên mà có, có duyên có nợ mới nâng khăn sửa túi cho nhau trong cuộc đời này.

TIN MỚI NHẤT