Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi'

Sống khỏe 16/03/2018 05:25

Bên cạnh những bạn gái có chu kỳ đều đặn, nhiều phụ nữ thường bị gián đoạn chu kì kinh nguyệt do thói quen và lối sống chưa phù hợp sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn cần hết sức lưu ý.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ được biết đến với các biểu hiện như: kinh nguyệt không theo chu kỳ, thời gian hành kinh kéo dài, lượng máu ra nhiều… Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn là mối nguy hại cho sức khỏe sinh sản sau này của chị em. Dưới đây là những nguyên nhân mà bạn cần hết sức lưu ý:

Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt

Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi' - Ảnh 1

Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: Thức quá khuya, thiếu ngủ, stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.

Kiểm soát sinh sản

Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bạn đang áp dụng. Các bác sĩ cho biết: “Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều khi còn là một tác dụng phụ tốt”.

Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.

Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi' - Ảnh 2

Khi tăng cân hoặc giảm cân đều có thể ảnh hưởng đến các hoocmon tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường nếu bạn lấy lại cân nặng ổn định.

Rối loạn tiêu hóa

Ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, mạch đập nhanh, huyết áp tụt cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Vệ sinh không sạch sẽ

Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi' - Ảnh 3

Nhất là trong những ngày hành kinh, bạn cần giữ vệ sinh cơ thể thật tốt, thay băng đềy đặn để không tạo được điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh viêm phụ khoa nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

Hoạt động thể lực quá sức

Lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Mắc bệnh phụ khoa

Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi' - Ảnh 4

Khi mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung…khiến nữ giới thường bị chậm kinh nguyệt. Các bệnh như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng hay những bất thường ở buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới.

Nguyên nhân từ nhiễm khuẩn

Sau sinh, sau nạo thai, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo... cũng khiến cho ngày đèn đỏ của bạn trở nên "rối tung rối mù"

Tác dụng phụ của thuốc

Những nguyên nhân khiến ngày đèn đỏ của bạn 'chợt đến chợt đi' - Ảnh 5

Việc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn, thuốc kháng sinh… sẽ gây ra hiện tượng chậm kinh ở nữ giới. Ngoài ra, nếu chị em sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) cũng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Sử dụng chất kích thích

Uống quá nhiều rượu, bia, café cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.

Cho con bú

Cũng ảnh hưởng đến lượng hormone và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian mới đi vào ổn định.

Chị em bị đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau nhanh nhất

Có không ít chị em mỗi khi tới kỳ "đèn đỏ" đều rất lo lắng vì những cơn đau âm ỉ. Chính vì thế nên một trong những mối quan tâm của phụ nữ đó chính là đau bụng kinh nên ăn gì để bớt được những cơn đau.

TIN MỚI NHẤT