Vết bầm tím trên da cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào?

Sống khỏe 09/11/2017 14:16

Là dấu hiệu báo bệnh nguy hiểm khi bị vết bầm tím trên da, các bạn hãy lưu ý và đi khám ngay!

Vết bầm tím là một chấn thương da phổ biến hoặc kết quả của các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan khác của cơ thể bị vỡ do tổn thương hay suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và gây nên các mảng bầm đen, vàng, xanh dương mà y học gọi là tình trạng xuất huyết dưới da. Thông thường, tình trạng này biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên bạn chớ vội chủ quan vì có thể dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với những chỉ dấu của các bệnh lý nguy hiểm.

Vết bầm tím trên da cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào? - Ảnh 1
Vết bầm tím là một chấn thương da phổ biến.Bệnh tiểu đường

Nếu bạn thường xuyên thấy các vết bầm trên da mà không rõ nguyên nhân thì nên đi kiểm tra bệnh tiểu đường bởi đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Lý do là chảy máu mao mạch nội bộ bởi các mạch máu quá yếu.

Rối loạn máu

Người mắc bệnh máu khó đông máu, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất. Vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ trong trường hợp vết bầm tím có thường xuyên.

Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh da này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ, dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể gây ngứa ở những trường hợp nặng. Bôi kem chống nắng hoặc kem thuốc theo đơn có thể giúp loại bỏ tình trạng này.

Tình trạng có các vết bầm xuất hiện không rõ nguyên nhân và không gây đau xảy ra ở khá nhiều người, chúng ta thường hay chủ quan và bỏ qua chúng. Đa phần các vết bầm trên da là lành tính, tuy nhiên, bạn cũng không nên coi thường bởi có thể rơi vào trường hợp bệnh lý nguy hiểm. Để biết chính xác nguyên nhân của vết bầm, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.

Xử lý vết bầm đúng cách

Thông thường hiện tượng bầm tím da do va chạm sẽ tự hết sau đó vài ngày. Với các vết bầm nhẹ, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau va chạm, mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu. Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn.

Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết này tan biến nhanh chóng. Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn.

Bệnh ung thư xương: Những dấu hiệu, triệu chứng tưởng 'bình thường thôi' nhưng cực kỳ nguy hiểm đừng chủ quan bỏ qua

Một vài triệu chứng tưởng chừng không quá quan trọng, chẳng hạn như cơ thể mệt mỏi, sưng đau… nhưng có thể lại là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư xương, bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua.

TIN MỚI NHẤT