Sự thật ít biết về quá trình cho hóa chất vào giấy vệ sinh: Biết sớm để chọn mua đúng loại

Sống khỏe 12/01/2018 05:05

Giấy vệ sinh là thứ bạn cần dùng hàng ngày, bất kỳ ai cũng dùng, nhưng những bí ẩn đằng sau nó thì không phải ai cũng biết. Trong quá trình sản xuất, người ta đã cho hóa chất gì?

Chúng ta đã từng dùng rất nhiều loại giấy vệ sinh, màu vàng nhạt, màu trắng ngà, màu trắng tinh… Giấy màu mộc thuần thiên nhiên có thực sự tốt hay không? Giấy vệ sinh và khăn giấy ăn có sự khác nhau thế nào? Khi sản xuất người ta đã sử dụng hóa chất như thế nào?

Sau đây là những điều bạn nên biết về giấy vệ sinh, vì nó được sử dụng nhiều và rất quan trọng với sức khỏe của chính chúng ta.

Sự thật ít biết về quá trình cho hóa chất vào giấy vệ sinh: Biết sớm để chọn mua đúng loại - Ảnh 1

Quy trình sản xuất và sử dụng hóa chất khác nhau giữa các loại giấy

1. Sự khác biệt giữa "giấy màu tự nhiên" và "giấy màu trắng"

Nhiều người mua giấy vệ sinh hay khăn giấy thường thích chọn loại màu vàng nhạt với suy nghĩ rằng, loại giấy này có màu sắc tự nhiên sẽ hạn chế được việc dùng giấy đã tẩy trắng. Loại giấy màu mộc thường có giá khá cao, vậy rốt cuộc thì giấy trắng tinh và giấy màu mộc có sự khác nhau thế nào?

Dùng nguyên liệu khác nhau

Giấy trắng thông thường sẽ dùng loại nguyên liệu bột gỗ nghiền, còn giấy màu vàng thường làm từ bột rơm nghiền.

Quy trình sản xuất khác nhau

Quy trình sản xuất giấy màu mộc tự nhiên sẽ không trải qua quá trình tẩy trắng, nhưng lại thêm quy trình làm mềm và quy trình chống ẩm.

Quy trình sản xuất giấy trắng cần đến hạng mục tẩy trắng. Khi tẩy cần đến các hợp chất clo, vì vậy khi bỏ qua quy trình này cho chúng ta có cảm giác an toàn hơn, vấn đề chính là có tác dụng bảo vệ môi trường. Nhưng chỉ cần bạn mua loại giấy của các hãng sản xuất nổi tiếng, chính hãng thì không cần phải lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Giấy màu mộc khi không trải qua quá trình tẩy trắng nhưng hàm lượng lignin cao hơn bột giấy tẩy trắng, giấy sẽ bị cứng hơn và thô ráp, tính chịu nước kém, khi chạm vào nước sẽ bị mủn nhũn ra, vì thế khi sản xuất lại phải cho thêm chất làm mềm và chất chống ướt.

Tính chất giấy

Không có sự khác biệt lớn giữa bản chất của các loại giấy. Theo khảo sát thí nghiệm của Đài truyền hình Hắc Long Giang Trung Quốc thì sau khi có tiến hành dùng 4 loại màu giấy khác nhau để kiểm tra về sự cho dãn, chắc chắn và mềm mại, thì 3 tiêu chí này đều tương đồng nhau, không có sự khác biệt lớn.

Sự thật ít biết về quá trình cho hóa chất vào giấy vệ sinh: Biết sớm để chọn mua đúng loại - Ảnh 2

2. Sự khác biệt giữa giấy vệ sinh và giấy ăn (giấy lau mặt)

Nhiều người tin rằng khăn giấy ăn và giấy vệ sinh là như nhau, trên thực tế, các quốc gia có tiêu chuẩn rất khác nhau đặt ra cho từng loại giấy.

Yêu cầu khác nhau về nguyên liệu thô

Giấy dùng trên bàn ăn hoặc trong bếp đều có yêu cầu bắt buộc là dùng nguyên liệu mới tinh, không được sử dụng nguyên liệu tái chế. Nếu trên bao bì ghi rõ tiêu chuẩn 100% giấy nguyên sinh thì hoàn toàn sẽ không được dùng giấy tái chế lại thay cho nguyên liệu thô lần đầu sử dụng.

Còn loại giấy dùng cho nhà vệ sinh thì có thể dùng các loại giấy tái chế, ví dụ như các loại giấy lộn văn phòng khi thải ra, có thể tái chế để làm giấy vệ sinh trong toilet.

Số lượng tạp khuẩn khác nhau

Khăn giấy ăn tiếp xúc trực tiếp với phần mặt nên các yêu cầu vệ sinh rất nghiêm ngặt, số lượng vi khuẩn trên mỗi gram của khăn giấy không được vượt quá 200 đơn vị, các yêu cầu không được phát hiện thấy các loại vi khuẩn coliform, Staphylococcus aureus.

Các yêu cầu đối với giấy vệ sinh là tương đối thoải mái, số lượng vi khuẩn trên mỗi gram không quá 500 đơn vị thì được xem là đạt điều kiện để sử dụng.

Yêu cầu về chất huỳnh quang khác nhau

Trong giấy vệ sinh toilet không có yêu cầu về chất huỳnh quang, nhưng đối với giấy dùng trên mặt thì phải đạt tiêu chí này.

Tính chất giấy khác nhau

Giấy vệ sinh toilet thường là dùng chất thô dễ bị rách mủn, khi tiếp xúc với nước sẽ dễ phân hủy, tạo thành các phần tử nhỏ nhũn nát, khi cho vào bồn cầu sẽ không bị làm tắc đường ống.

Nhưng đối với khăn giấy lau mặt thì đòi hỏi sự linh hoạt cao, nó có thể nhanh chóng thấm hút nước, nhưng lại không dễ dàng bị nát mủn khi gặp nước. Vì vậy nếu vứt giấy ăn vào bồn cầu thì rất dễ bị làm cho tắc đường ống nước khi giấy phân hủy chậm.

Sự thật ít biết về quá trình cho hóa chất vào giấy vệ sinh: Biết sớm để chọn mua đúng loại - Ảnh 3

6 "bí mật" đằng sau tờ giấy vệ sinh bạn nên biết

1. Giấy vệ sinh không phải càng trắng càng tốt

Giấy vệ sinh không phải càng trắng càng tốt cho sức khỏe hay càng trắng càng an toàn sạch sẽ. Lựa chọn loại giấy có màu sắc thiên về tự nhiên, mặt giấy sạch sẽ chính là sản phẩm tốt nhất.

Loại giấy càng trắng bao nhiêu thì quá trình sản xuất cần phải cho nhiều chất hóa học bấy nhiêu, vì thế đây cũng là lý do gây ra ô nhiễm môi trường.

2. Không nên dùng giấy vệ sinh để lau miệng

So với giấy vệ sinh dùng trong toilet, giấy ăn cần nhiều hơn yêu cầu về độ sạch sẽ, vì thế, do tính chất giấy khác nhau nên khuyến khích mọi người không nên dùng sai chức năng.

3. Loại giấy nào cũng đều có chất phụ gia hóa học

Dù là khăn giấy ăn dùng trong bàn ăn hay giấy vệ sinh trong toilet, khi sản xuất đều cần cho thêm các chất phụ gia, vì thế bạn nên chọn sử dụng các loại giấy có thương hiệu đảm bảo để an toàn cho sức khỏe.

4 Cùng một loại giấy, loại cấu tạo nhiều lớp sẽ thấm nước tốt hơn

Nói chung, cùng một sản phẩm, loại giấy sản xuất với công nghệ nhiều lớp hơn thì sẽ có sự thấm hút nước tốt hơn, nhưng chúng là ít mềm hơn.

5. Giấy vệ sinh cũng có thời hạn sử dụng

Hạn sử dụng trung bình của giấy vệ sinh thường là 2-3 năm, tốt nhất là bảo quản trong điều kiện phòng kho khô, thông thoáng. Loại giấy vệ sinh khi bị quá hạn sử dụng có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn bẩn, nếu phát hiện giấy vệ sinh có nấm mốc hoặc rơi mủn bột giấy thì tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng.

6. Tiết kiệm tiền mua giấy vệ sinh thì rủi ro lớn hơn

Giấy vệ sinh giá rẻ hoặc loại chất lượng kém thường được dùng các nguyên liệu giấy tái chế. Trong quá trình sản xuất lại phải cho thêm các loại chất hóa học như bột talc, chất làm trắng huỳnh quang, chất làm mềm… vì thế không thể tránh khỏi dư lượng các chất độc hại, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Khuyến nghị khi mua giấy tránh các loại giấy bị bám bụi mùn bẩn hoặc các sợi giấy, thô ráp, độ dai của giấy kém thì không nên mua làm giấy vệ sinh.

Sự thật ít biết về quá trình cho hóa chất vào giấy vệ sinh: Biết sớm để chọn mua đúng loại - Ảnh 4

3 cách để chọn một loại giấy vệ sinh tốt

1. Chọn theo nhãn hiệu nhà sản xuất

Khuyến khích mua loại giấy có thương hiệu hoặc nhà máy sản xuất chính quy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Sản phẩm có ghi rõ ngày tháng sản xuất, thời gian bảo quản, giấy chứng nhận an toàn, thương hiệu nhà sản xuất đầy đủ trên bao bì.

Cách đóng gói giấy phải kín đẹp hoàn chỉnh. Nếu đóng gói giấy vệ sinh bị hở hoặc không niêm phong kín, tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dẫn đến bị hút ẩm hoặc bị ô nhiễm.

2. Chọn theo loại vật liệu

Khi đi mua giấy, bạn thường thấy bản mô tả sản phẩm trên bao bì là giấy được làm từ nguyên liệu gì. Ví dụ như bột giấy, bột giấy tinh khiết, bột gỗ nguyên sinh… Xem qua thì có vẻ giống nhau, nhưng nếu biết thực tế (như đã đọc ở trên) thì chủng loại giấy khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau.

Bột gỗ nguyên chất: Là loại nguyên liệu hoàn toàn được làm ra từ bột gỗ mới, không phải là loại bột gỗ đã qua gia công chế biến.

Bột gỗ thô: Ngoài nguyên liệu là bột gỗ, còn có thể có thêm các loại nguyên liệu khác như rơm, cỏ, bông… Độ tinh khiết của bột nguyên liệu sẽ thấp hơn so với bột gỗ nguyên chất.

Bột gỗ thuần: Là loại bột làm từ gỗ sợi nhưng có thể bao gồm bột tái sinh hoặc các loại nguyên liệu tái sinh khác, chất lượng thường không đồng đều.

3. Chọn đẳng cấp

Thông thường các loại giấy cũng có phân ra đẳng cấp thứ hạng, hàng cao cấp hoặc hàng bình dân. Dựa vào chủng loại giấy về độ mềm, độ thấm hút, độ bền của giấy khác nhau sẽ tương ứng chất lượng khác nhau.

Thông thường sẽ phân ra các loại như giấy cao cấp, giấy trung bình, và giấy đạt tiêu chuẩn. Tùy nhu cầu của bạn để chọn mua loại phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo gan đang chứa đầy độc tố, nhiễm độc: Số 2 và 4 nhiều người gặp

Vì là cơ quan thải độc cho cơ thể nên gan cũng là nơi dễ tích tụ nhiều độc tố, nhiễm độc. Có thể nói gan là nơi bắt nguồn của nhiều loại bệnh.

TIN MỚI NHẤT