Gấp: Tất cả phụ nữ mang thai nhất định phải đọc bài viết này

Sống khỏe 06/03/2017 16:32

Có thai không đơn giản chỉ là phần eo sẽ nới rộng ra. Hơn thế nữa, sự thay đổi của các hormone trong quá trình mang thai mới là nguyên nhân khiến cơ thể có những biến đổi bất ngờ mà thi thoảng bạn hoàn toàn có thể nhận biết được.

Hơn một nửa số phụ nữ mang thai đều trải qua các triệu chứng buồn nôn, đôi khi còn bị ói – thường được gọi là ốm nghén – trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Ngoài ra, các dấu hiệu như tâm trạng thất thường, thiếu ngủ/mất ngủ/ngủ nhiều, đau lưng dưới và chân bị sưng tấy cũng là những điều mà các chị em cần để ý. 

Dưới đây là 10 triệu chứng thường xuất hiện khi mang thai cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và người mẹ. 

1.    Tần suất di chuyển của thai nhi giảm đi 

Trong giai đoạn giữa tuần 17 và 18, đa phần các bà mẹ đều bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của em bé trong bụng. Khoảng 24 tuần, bé sẽ di chuyển mạnh hơn. Thậm chí, một số người còn nắm được rằng có một số giờ nhất định, thai nhi “hoạt động tích cực” hơn các giờ khác.

Gấp: Tất cả phụ nữ mang thai nhất định phải đọc bài viết này - Ảnh 1
Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nếu cảm thấy em bé đạp chậm hơn hoặc đột nhiên dừng đạp và không còn làm như vậy trong nhiều giờ thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu em bé dừng đạp một thời gian tương đối thì đó có thể cảnh báo cho hiện tượng nước ối quá ít do người mẹ không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lúc này, uống nhiều nước hơn bình thường sẽ là một giải pháp tốt. 

Ngoài ra, thiếu chất dinh dưỡng và oxy trong phôi thai cũng dễ khiến cho túi ối bị rách, dẫn tới thai nhi bị sụt giảm mức độ vận động. Đồng thời, hiện tượng này cũng sẽ làm tăng rủi ro bị nhiễm trùng. 

Sau 38 tuần, nếu trẻ ít đạp, các bà mẹ cần tới các cơ sở khám sức khỏe để kiểm tra nhằm ngăn chặn rủi ro dây rốn bị sa (hiện tượng sa dây rốn) khiến cho việc cung cấp máu đến thai nhi bị đình trệ. 

2.    Nổi đốm và chảy máu 

Nổi đốm hoặc chảu máu ở âm đạo trong quá trình mang thai có thể khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, nếu chỉ một vài giọt máu thì đó là điều bình thường. Thông thường, nổi đốm có thể là dấu hiệu phổ biến của việc phôi thai đang dần được bám chặt vào tử cung. 

Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều thì cần phải cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của một số triệu chứng nặng hơn như sẩy thai, bong nhau thai (placental abruption) hay rau tiền đạo (placenta previa).

Một nghiên cứu vào năm 2009 được xuất bản trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology báo cáo rằng chảy máu nhiều trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt đi kèm với triệu chứng đau đớn báo hiệu cho nguy cơ bị sẩy thai rất cao. Còn nếu chỉ nổi đốm và chảy máu ít thì đó là triệu chứng bình thường, đặc biệt nếu chỉ kéo dài một đến hai ngày. 

3.    Chảy mủ ở âm đạo 

Chảy mủ ở âm đạo trong quá trình mang thai cũng là hiện tượng bình thường nhưng nếu chảy mủ nhiều hoặc mủ có dấu hiệu lạ như có dính máu hay nhiều nước thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ.

Gấp: Tất cả phụ nữ mang thai nhất định phải đọc bài viết này - Ảnh 2
Ảnh: Internet

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, nếu chảy mủ nhiều và thường xuyên hơn thì chứng tỏ cổ tử cung mở quá sớm, báo hiệu cho nguy cơ bị sẩy thai. Tuy nhiên, từ sau 37 tuần, khi dịch nhầy chảy ra nhiều hơn thì đây lại là thời điểm mà bạn cần chuẩn bị để đón em bé chào đời. 

4.    Bị sốt 

Bất cứ triệu chứng sốt nào trong quá trình mang thai cũng phải được quan tâm đúng mức. Sốt có thể do nhiều lý do từ việc thận bị nhiễm trùng hoặc viêm phổi. Theo các bác sĩ, khi xảy ra hiện tượng bị sốt, khả năng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. 

Trong một nghiên cứu xuất bản trên tờ Pediatrics, các chuyên gia đã thực hiện một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về triệu chứng sốt trong quá trình mang thai và các tác động của nó đến sức khỏe giai đoạn thai kỳ nhận thấy rằng khi xảy ra hiện tượng này, trẻ sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (neural tube defect), dị tật tim bẩm sinh (congenital heart defect) và hở hàm ếch. 

Nghiên cứu này cũng đề nghị rằng rủi ro sẽ tăng lên từ 1,5 lên gần 3 lần nếu triệu chứng sốt xuất hiện trong 3 tháng đầu. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 37,5 độ C và không có bất cứ triệu chứng cảm cúm hay lạnh nào thì hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Còn nếu nhiệt độ tăng lên 39 độ C trong một thời gian dài thì sẽ thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

5.    Đau bụng dữ dội hoặc kéo dài 

Gấp: Tất cả phụ nữ mang thai nhất định phải đọc bài viết này - Ảnh 3
Ảnh: Internet

Trước tuần thứ 37, nếu xảy ra hiện tượng đau bụng, dù ở mức độ như thế nào thì tốt nhất là bạn đều nên đến gặp bác sĩ. 

Đau bụng dưới ở bên trái hoặc bên phải trong 3 tháng đầu đơn giản có thể là do dây chằng bị giãn nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của việc bị sẩy thai. Nếu cơn đau xuất hiện từ tháng thứ 4 trở đi thì nhiều khả năng bong nhau, sinh non hoặc thai bị lệch. 

Đau bụng trên hoặc giữa, đi kèm với nôn mửa hoặc không, có thể do cơ thể không tiêu hóa được thức ăn, ợ nóng hoặc ngộ độc thực phẩm. Đây cũng có thể là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật.

Ngoài ra, đau bụng cũng ám chỉ bệnh viêm ruột thừa. Nếu không được chẩn đoán kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị tử vong. 

6.    Tăng cân nhanh chóng 

Tăng cân khi mang thai là điều hiển nhiên. Mặc dù không có một hướng dẫn chính xác nào về trọng lượng cơ thể các bà mẹ trong thời kỳ mang thai nhưng theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDCP) thì:

•    Đối phụ nữ trước khi mang thai có chỉ số BMI (chỉ số cân nặng cơ thể - Body Mass Index) dưới 18,5 thì khi mang thai, cân nặng sẽ tăng từ 12,7 kg đến 18 kg. 

•    Đối phụ nữ trước khi mang thai có chỉ số BMI trong khoảng 18,5 đến 24,9 thì khi mang thai, cân nặng sẽ tăng từ 11,3 kg đến 15,9 kg. 

•    Đối phụ nữ trước khi mang thai có chỉ số BMI trong khoảng 18,5 đến 24,9 thì khi mang thai, cân nặng sẽ tăng từ 11,3 kg đến 15,9 kg. 

•    Đối phụ nữ trước khi mang thai có chỉ số BMI trên 30 thì khi mang thai, cân nặng sẽ tăng từ 5 kg đến 9,1 kg. 

Tuy nhiên, nếu tăng cân đột ngột sẽ rất nguy hiểm vì đây là dấu hiệu quan trọng của hiện tượng tiền sản giật hoặc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén. Do vậy, nếu thấy cân nặng tăng gần 2kg chỉ sau 1 tuần thì nên đến gặp bác sĩ. 

7.    Đau chân 

Nếu đau chân dữ dội trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai thì nhiều khả năng bạn bị mắc chứng ngẽn mạch máu (deep vein thrombosis – DVT).

Vì sự tăng lên của hormone progesterone trong cơ thể nên các mạch máu ở chân bị giãn ra khiến cho nhu cầu máu tăng lên làm lưu lượng máu đi vào chân bị giảm dần, dẫn tới máu bị vón cục. Những cục máu này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai và có thể lên tới 6 tuần sau khi sinh, tăng khả năng tử vong nếu chúng không được vỡ ra và tràn vào phổi. 

DVT rất khó phân biệt so với đau chân thông thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau mãnh liệt ở chỉ một bắp chân thì hãy đến gặp bác sĩ sớm. 

8.    Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội 

Gấp: Tất cả phụ nữ mang thai nhất định phải đọc bài viết này - Ảnh 4
Ảnh: Internet

Đau đầu cũng là một hiện tượng phổ biến khi mang thai và thường do những thay đổi lớn trong hormone và sự tăng lên của lượng máu trong cơ thể. Nếu thiếu ngủ và tâm trạng thay đổi thất thường thì cơn đau đầu còn nghiêm trọng hơn thế. 

Trường hợp đau đầu nhẹ thì bạn không cần phải lo lắng nhưng nếu đau đầu dữ dội hoặc liên tục trong khoảng từ tháng thứ 4 trở đi thì hãy đến gặp bác sĩ. Kiểu đau đầu này có thể dẫn tới triệu chứng tiền sản giật, rất nguy hiểm cho cả bà mẹ và em bé. 

9.    Mắt bị khô và tầm nhìn hạn chế 

Sự thay đổi của hormone và hình dạng cơ thể khi mang thai sẽ tác động tới tầm nhìn. 

Các hormone mang thai sẽ làm giảm việc tiết ra nước mắt, khiến mắt bị khô, tấy và không thoải mái. Ngoài ra, chúng cũng khiến cho mủ tăng dần ở mắt dẫn tới tầm nhìn bị giảm. 

Tuy nhiên, nếu như khả năng nhìn thấy mọi thứ xung quanh bị giảm đột ngột và kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng đây không phải là dấu hiệu của tiền sản giật. 

Ngoài ra, nếu hiện tượng này đi kèm với việc bị đau bụng, đau đầu và tăng cân nhanh chóng thì bạn càng cần phải cẩn trọng hơn nữa.

10.    Ngáy 

Ngáy khi mang thai không có gì lạ. Thực tế, nhiều bà mẹ chỉ ngáy khi mang thai. Tuy nhiên, đừng chủ quan nếu ngáy to hoặc liên tục vì đây có thể là dấu hiệu của việc thai nhi phát triển chậm. 

Khi tử cung và thai nhi lớn dần lên, áp lực lên cơ hoành sẽ tăng khiến cho việc thở của bà mẹ trở nên khó khăn hơn bình thường và gây ra tiếng ngáy. Ngoài ra, nếu lượng hormone tăng lên cao, đặc biệt là estrogen cũng sẽ khiến cho màng nhầy và hốc mũi bị phình to hơn bình thường. 

(Nguồn: top10homeremedies)

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT