Đeo kính áp tròng mà không lưu ý những điều này thì rất dễ bị giảm thị lực như Hương Tràm

Sống khỏe 02/02/2018 17:23

Vì thường xuyên đeo kính áp tròng trong thời gian dài nên Hương Tràm có nguy cơ bị giảm thị lực. Dưới đây là những lưu ý khi đeo kính áp tròng bạn cần biết để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”.

Thay vì phải đeo kính cận, nhiều cô nàng lựa chọn kính áp tròng để sử dụng và xem nó như một món đồ “trang sức” giúp đôi mắt to tròn và long lanh hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Vừa qua, Hương Tràm đã bất ngờ chia sẻ dòng trạng thái trên trang cá nhân để thông báo về tình trạng mắt của mình khiến nhiều khán giả vô cùng lo lắng. Cô cho biết vì bản thân bị cận và loạn thị nên phải sử dụng kính áp tròng thường xuyên trong sinh hoạt và khi trình diễn trên sân khấu.

Đeo kính áp tròng mà không lưu ý những điều này thì rất dễ bị giảm thị lực như Hương Tràm - Ảnh 1
Đeo kính áp tròng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực - Ảnh: Internet

Khi bác sĩ phát hiện bị viêm giác mạc, Hương Tràm được khuyên tạm ngừng sử dụng kính áp tròng trong một thời gian. Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn “đánh liều” mang kính áp tròng để trình diễn tại một sự kiện quan trọng. Điều này đã khiến mắt bên phải của Hương Tràm bị viêm giác mạc sâu, có thể bị ảnh hưởng đến thị lực và để lại sẹo.

Từ sự việc của Hương Tràm, bạn cần phải biết sử dụng kính áp tròng đúng cách để bảo vệ mắt. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi thường xuyên dùng kính áp tròng:

Những lưu ý khi đeo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm

Để tránh bụi phấn hoặc mascara rơi vào kính, bạn nên sử dụng kính áp tròng trước khi trang điểm để giúp mắt không bị kích ứng, gây khó chịu.

Đeo kính áp tròng mà không lưu ý những điều này thì rất dễ bị giảm thị lực như Hương Tràm - Ảnh 2
Không đeo kính áp tròng sau khi trang điểm - Ảnh: Internet

Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ

Bất kỳ loại kính áp tròng nào cũng được ngâm trong dung dịch bảo quản. Tuy nhiên, khi đã lấy kính ra sử dụng thì dung dịch này có thể bị nhiễm khuẩn từ tay.

Chính vì vậy, bạn không nên dùng lại dung dịch ngâm kính cũ. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên sử dụng loại dung dịch chuyên dụng để ngâm kính.

Vệ sinh kính đúng cách

Điều quan trọng nhất khi sử dụng kính áp tròng chính là khâu vệ sinh. Bạn tuyệt đối không dùng nước máy hay nước lọc để lau rửa kính áp tròng. Nguyên nhân là do những loại nước này có chứa những vi sinh siêu nhỏ có thể gây kích ứng mắt. Bạn chỉ nên sử dụng nước chuyên dụng để lau rửa kính áp tròng.

Đeo kính áp tròng mà không lưu ý những điều này thì rất dễ bị giảm thị lực như Hương Tràm - Ảnh 3
Bạn nên thay dung dịch ngâm kính sau mỗi lần dùng - Ảnh: Internet

Không đeo kính áp tròng quá lâu

Theo các bác sĩ, bạn không nên đeo kính áp tròng quá lâu, đặc biệt là khi ngủ. Tùy thuộc vào tình trạng mắt của mỗi người mà thời gian đeo kính áp tròng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Khám mắt trước khi sử dụng

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về thị lực và muốn sử dụng kính áp tròng thi nên đến bệnh viên để được kiểm tra chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bạn có nên đeo kính áp tròng hay không và nên đeo loại nào thì phù hợp. Đối với những người có mắt nhạy cảm nên đeo những loại kính đặc biệt có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại.

Đeo kính áp tròng mà không lưu ý những điều này thì rất dễ bị giảm thị lực như Hương Tràm - Ảnh 4
Bạn nên đi khám bác sĩ trước khi sử dụng kính áp tròng - Ảnh: Internet

Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng

Mỗi loại kính áp tròng sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau, tuy nhiên đa phần đều không quá 6 tháng. Kính áp tròng quá hạn sử dụng sẽ không còn khả năng bảo vệ mắt, các bụi bẩn bên ngoài có thể bám vào kính. Chính vì vậy, bạn nên thay kính và dung dịch ngâm sau 3-6 tháng sử dụng.

Trên đây là những điều bạn cần lưu ý khi đeo kính áp tròng để bảo vệ đôi mắt và ngăn ngừa nguy cơ bị giảm thị lực, hãy luôn ghi nhớ nhé!

Bác sĩ nhãn khoa chỉ ra những bệnh có thể nhận biết qua đôi mắt của bạn

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nó cũng báo hiệu những vấn đề về sức khỏe của bạn.

TIN MỚI NHẤT