Cảnh báo quan trọng từ trường hợp cô gái trẻ suýt chết do sốc độc vì dùng sai cách một loại băng vệ sinh

Sống khỏe 21/02/2017 13:36

Katie đã trải qua 4 ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và thoát khỏi bàn tay tử thần chỉ trong gang tấc.

Katie Knight, đến từ Inverness, Scotland, không thể đi lại hay nói chuyện khi bị chẩn đoán mắc hội chứng sốc độc tố do dùng tampon sai cách.

Sau khi sử dụng tampon siêu thấm, Katie đã gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc - một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên, có nguy cơ gây tử vong cao. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này thường liên quan đến các sản phẩm vệ sinh.

"Tôi thực sự nghĩ rằng tôi sẽ chết," cô nói.

Cảnh báo quan trọng từ trường hợp <a taget='_blank' data-cke-saved-href='http://phunuvagiadinh.vn/tag/co-gai' href='http://phunuvagiadinh.vn/tag/co-gai'><i>cô gái</i></a> trẻ suýt chết do sốc độc vì dùng sai cách một loại băng vệ sinh - Ảnh 1.

Vào ngày thứ tư của kỳ kinh nguyệt, cô đã sử dụng tampon, nhưng cô lại dùng loại có mức độ thấm hút không phù hợp với lượng kinh của mình nên sự việc đã trở nên trầm trọng.

Cô giải thích: "Tôi đã ở trong thư viện cố gắng để hoàn thành bài tập vì vậy tôi đã khá căng thẳng và bắt đầu cảm thấy không khỏe. Tôi đã đi uống cà phê, ăn một miếng bánh và nghĩ rằng tôi chỉ cần nghỉ ngơi một chút là tôi có thể khỏe lại ngay. Nhưng hôm sau, tôi tôi không thể đi được và đành chấp nhận vắng mặt trong buổi hoàn thành bài luận mặc dù nó khá quan trọng".

24 giờ sau đó, Katie bắt đầu trở nên đau bụng dữ dội, ngất lên ngất xuống. Trong tình trạng đó, Katie vẫn chỉ nghĩ đơn giản rằng chắc là do đang trong kì kinh nguyệt nên cô mới bị như vậy chứ không phải hội chứng sốc độc do tampon gây ra.

Vào ngày hôm sau, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn.

Bạn cùng phòng với Katie thấy cô có những biểu hiện lạ như nói những từ vô nghĩa rồi rơi vào tình trạng mê man.

Cảnh báo quan trọng từ trường hợp cô gái trẻ suýt chết do sốc độc vì dùng sai cách một loại băng vệ sinh - Ảnh 2.
Nếu sử dụng tampon không đúng cách, bạn sẽ rất dễ gặp phải hội chứng sốc độc.

Sau này tỉnh lại, Katie nhớ lại: "Tôi thật may mắn khi có người bạn ở cùng khu căn hộ học y, cô ấy tới thăm tôi vì 2 ngày rồi cô ấy không nhìn thấy tôi. Cô ấy hỏi tôi xem tôi có ăn gì hay uống gì lạ không rồi cô ấy đo nhiệt độ trong người tôi, nhanh chóng gọi điện thoại liên hệ với xe cấp cứu và đưa tôi tới bệnh viện ngay sau đó".

Đến thời điểm này, Katie vẫn chưa thể đi lại hay nói chuyện và cô được đưa vào chăm sóc đặc biệt. Nguyên do của tình trạng này là do cô đã bỏ quên tampon trong âm đạo khoảng 48 giờ.

Sau khi trải qua một tuần trong bệnh viện, 4 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, Katie nhận thức được rằng suýt nữa mình đã không thể qua khỏi tai nạn này.

Các bác sĩ giải thích rằng họ đã tìm thấy tampon trong âm đạo của cô, chính điều này giúp họ chẩn đoán hội chứng sốc độc tố mà cô gặp phải. Các bác sĩ chuyên phụ khoa cho biết, loại tampon siêu thấm, hút mà Katie đã sử dụng thường có liên quan đến hội chứng sốc độc vì tampon để lâu trong âm đạo quá 4 giờ đồng hồ có thể biến âm đạo thành môi trường lí tưởng cho các vi khuẩn sống gây nhiễm trùng.

Sau chuyện này, Katie đã một mực nhất định chỉ sử dụng băng vệ sinh trong mỗi kì kinh nguyệt của cô.

Hội chứng sốc nhiễm độc là gì?

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nguy hiểm tính mạng.

Nó được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes.

Những vi khuẩn này thường sống vô hại trên da, mũi hay miệng.

Nhưng chúng có thể xâm nhập mạch máu của cơ thể, giải phóng độc tố độc hại.

TSS là một tình trạng cấp cứu và người bệnh cần phải được đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu của TSS bao gồm: Sốt cao (38,9 độ C hoặc cao hơn), ngất xỉu, nôn mửa, buồn nôn, da nổi mẩn đỏ.

Nhiều bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng tụ cầu hoặc liên cầu.

Bất cứ ai cũng có thể bị TSS, đối với phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu thường là do dùng băng vệ sinh siêu thấm tampon không đúng cách.

TSS cũng có thể xảy ra trong trương hợp viêm nhiễm do ung nhọt, côn trùng cắn hoặc vết thương lâu lành.

Nếu không chữa trị, TSS có thể gây sốc và gây tử vong.

Lưu ý khi dùng tampon phòng ngừa hội chứng sốc độc tố

Sốc độc tố là một trong những tác dụng phụ khi dùng tampon, có thể đe dọa tính mạng của người dùng do các vi khuẩn làm lây lan chất độc trong cơ thể.

Tuy nhiên, một chút thận trọng khi dùng tampon như sau có thể giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ:

- Thay tampon đúng giờ.

- Tránh dùng loại thấm hút quá nhiều.

- Không dùng tampon nếu ngủ giấc dài quá 8 tiếng.

- Đi khám nếu thấy các dấu hiệu bất thường như đau cơ bắp, sốt, chóng mặt, choáng, phát ban...

(Nguồn: NHS)

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT