Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường

Sống khỏe 26/11/2017 04:06

Không ít người có cảm giác buồn nôn mỗi khi đánh răng. Nếu như có triệu chứng này thì đừng chủ quan vì nó chính là lời cảnh báo rằng sức khỏe của bạn đang lên tiếng biểu tình đấy

Buồn nôn là một triệu chứng thường gặp khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở cổ họng và dạ dày. Lúc này, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở lên khó khăn vì mỗi lần đánh răng sẽ khó chịu và muốn nôn khan.

Về cơ bản, nôn là một phản xạ có lợi cho cơ thể nhằm làm giảm áp lực trong dạ dày khi có sự hiện diện của dị vật hoặc kích thích lên vùng hầu họng. Nếu khi đánh răng có cảm giác nôn và tình trạng này kéo dài có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

1. Bạn mắc phản xạ nôn

 Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 1

Phản xạ nôn xảy ra khi bị kích thích một thụ thể trong vùng họng. Nếu bạn càng căng thẳng và sợ hãi thì phản xạ này càng tăng mạnh, nó tạo thành một thói quen và rất khó để khắc phục.

2. Do bệnh lý:

Các bệnh lý về dạ dày

Do bạn đang mắc phải các chứng bệnh về dạ dày, đặc biệt là chứng trào ngược dịch vị dạ dày thực quản. Bạn để ý thấy dịch vị nếu như bọt kem đánh răng đột nhiên có màu vàng ngay sau khi bạn cảm thấy buồn nôn, đó là màu của dịch vị trào ngược.

Do ốm nghén

 Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 2

Nếu bạn là phụ nữ có thai, bạn có thể buồn nôn khi đánh răng và cả khi không đánh răng. Buồn nôn khi đánh răng buổi sáng có thể là một phần của chứng ốm nghén.

Bệnh về đường hô hấp

Những trường hợp viêm mũi họng, viêm sưng amidan hay viêm xoang, viêm họng mạn tính... thì sau một đêm ngủ dậy, trong cổ thường có đờm ứ đọng hoặc gây bít tịt mũi phải thở bằng miệng, nên khi chải răng sẽ kích thích gây phản xạ nôn.

Bệnh về răng miệng

 Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 3

Có nhiều trường hợp bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng, đeo hàm giả, nha chu...cũng gây ra kích thích nôn khan vào buổi sáng.

Bệnh lý đường tiêu hóa

 Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 4

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm ký sinh trùng, loét dạ dày tá tràng... cũng gây buồn nôn khi đánh răng. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác nặng ngực, khó tiêu, đau bụng âm ỉ vùng trên rốn.

Sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dùng thực phẩm chua cay nhiều gia vị..., ngoài ra trong một số trường hợp, mùi vị của kem đánh răng cũng gây cảm giác khó chịu và buồn nôn cho người sử dụng.

3. Cách phòng ngừa

 Buồn nôn khi đánh răng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường - Ảnh 5

- Thay đổi kem đánh răng sang loại có mùi vị dễ chịu hơn.

- Không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng trong một lần.

- Dùng bàn chải mềm và phù hợp hơn với cấu trúc khoang miệng.

- Không đưa bàn chải sâu vào vùng hầu họng.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

- Trong khi đánh răng hãy thả lỏng các cơ vùng miệng, đừng há miệng quá to khi đánh răng, đừng lo lắng và để ý đến triệu chứng bạn có buồn nôn hay không.

- Để khắc phục chứng buồn ói khi đánh răng các bạn phải nhớ là thở bằng mũi trong khi đánh răng. Mặt khác, bạn nên đánh mặt ngoài răng hàm dưới trước và đánh thật chậm, từ từ, sau đó mới đến những mặt răng khác.

Buồn nôn khi đánh răng cũng là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải, chúng là dấu hiệu báo bệnh cực kì nguy hiểm mà sức khỏe của bạn đang báo động. Theo thống kê khoảng 90% người Việt đang mắc các bệnh về răng miệng nhưng đa số họ chỉ đi khám khi diễn biến bệnh đã khá nặng. Vì vậy, nếu có bất kì dấu hiệu nào bạn cũng nên để ý để khắc phục sớm nhé.

7 dấu hiệu cảnh báo sớm các căn bệnh nguy hiểm: Bạn sẽ hối tiếc vì luôn chủ quan và bỏ qua chúng

Khi gặp tổn thương, cơ thể thường đưa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm trên một số bộ phận. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều thiếu quan sát và bỏ qua. Dưới đây 7 dấu hiệu nhận biết một số căn bệnh thường gặp và phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT