8 sai lầm phụ nữ thường mắc trong ngày đèn đỏ: Có 1 sai lầm rất nghiêm trọng

Sống khỏe 16/01/2017 16:38

Ngày "đèn đỏ" là ngày chị em thường bấn loạn và lo lắng, nhưng sự an toàn của một số loại băng vệ sinh và băng vệ sinh dạng que mới là những điều chị em cần lo lắng thật sự.

1. Dùng băng vệ sinh làm bằng sợi tơ nhân tạo hoặc bông tẩy trắng

Hầu hết các loại tampon và BVS được làm bằng sợi tơ nhân tạo, bông, hoặc kết hợp cả hai. 

Những miếng BVS thường và tampon (BVS dạng que) có thể chứa một lượng nhỏ thuốc trừ sâu, cặn từ chất tẩy trắng, chất kết dính như glutaronitrile methyldibromo và dioxin, những chất này có khả năng gây rối loạn nội tiết tố.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh giá tác hại của dioxin trong tampon quá thấp để có thể gây hại chỉ là tạm thời và chưa tính đến những tác tại của chất này khi thấm vào âm đạo cũng như tần suất tiếp xúc và tác động lâu dài của nó có ảnh hưởng đến cơ thể.

Nếu nhân số lượng thấp chất dioxin với 12.000 là số BVS ước tính chị em sẽ dùng trong suốt cuộc đời thì có thể thấy khả năng gây hại là vô cùng nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu cũng cần nghiên cứu thêm để có những thông tin chính xác về các tác hại lâu dài của những chất này..

"Phụ nữ không quan tâm về thuốc trừ sâu và những tác hại của dioxin trong BVS và tampon. Nhưng các nhà khoa học đã cho rằng tiếp xúc nhiều với các hóa chất này có thể có tác hại xấu tới sinh sản, gây rối loạn nội tiết và ung thư"- Eden fromberg, một bác sỹ sản khoa cho biết.

Chị em cần tránh tiếp xúc với hóa chất và thay vào đó sử dụng BVS hữu cơ, không chất tẩy trắng. Cốc kinh nguyệt được làm từ silicone y tế cấp và BVS hữu cơ tái sử dụng cũng là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả.

8 sai lầm phụ nữ thường mắc trong ngày đèn đỏ: Có 1 sai lầm rất nghiêm trọng - Ảnh 1

2. Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau có thể làm cho những ngày "đèn đỏ" nhẹ nhàng hơn nhưng lại có thể gây ra nhiều vấn đề khác.

Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, thuốc chống viêm nonsteroidal (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim đột ngột hoặc đột quỵ mà không có cảnh báo.

Những loại thuốc này cũng có thể gây viêm loét hoặc chảy máu trong dạ dày và ruột, làm gián đoạn hoặc làm hỏng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và gan.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải nghiến răng chịu những cơn đau. Để giảm bớt đau và chuột rút, bạn có thể uống magiê, canxi và vitamin B6. 

Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mất 1.200mg canxi mỗi ngày cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau đầu, đau quặn, ủ rũ, và thèm ăn.

Fromberg cho hay dầu hoa anh thảo có thể giúp hạn chế chuột rút, tăng lưu lượng máu và thư giãn hệ thần kinh và cơ bắp.

3. Không thay BVS thường xuyên

Đặt tampon và BVS càng lâu thì càng làm cho vi khuẩn phát triển. Cả BVS và tampon đều là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus, thải ra một chất độc gây ra hội chứng sốc độc tố.

Cứ 4 đến 8 giờ chị em cần thay tampon hoặc BVS một lần. Nếu chị em cần kéo dài thời gian hơn thì có thể sử dụng cốc kinh nguyệt, có thể để được đến 12 giờ trước khi đổ, rửa và đặt lại.

4. Dùng các loại BVS có hương thơm

Không ai muốn có mùi khó chịu, nhưng nên tránh dùng các sản phẩm có mùi thơm vì nó có thể gây kích ứng cho cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men và thấm hóa chất độc hại.

Phòng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho rằng phụ nữ không nên dùng bất kỳ sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, trong đó có BVS, chất làm cho nước tắm sủi bọt và nước xịt mùi. Bởi vì những loại này có những hóa chất tổng hợp gây hại như phthalates, parabens và các hợp chất gây ung thư như hydroxyanisole butylated.

5. Thụt rửa âm đạo

Thụt rửa có thể che giấu mùi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lại có thể gây ra vấn đề tồi tệ. Các bác sỹ cho nói rằng không nên thụt rửa vì nhiều lý do. Thụt rửa âm đạo có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men, khó mang thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nhiều loại thuốc thụt có chứa hóa chất và hương thơm không rõ nguồn gốc và thuốc nhuộm có thể gây phát ban dị ứng hoặc chất gây rối loạn nội tiết. Những sản phẩm này làm rối loại pH tự nhiên của âm đạo và loại bỏ một số vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ âm đạo khỏi bị nhiễm trùng.

Âm đạo có thể tự làm sạch. Thay tampon hoặc BVS thường xuyên có thể làm giảm mùi hôi. Nếu bạn cảm thấy âm đạo có dấu hiệu khác thường, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn thay vì tự thụt rửa.

Tóm lại, không nên thụt rửa hoặc rửa "cô bé" bằng xà phòng. Bạn chỉ cần vệ sinh âm đạo bằng nước ấm.

6. Thiếu ngủ

Thật khó để có thể ngủ ngon, ngủ đủ giấc khi cơ thể bị chuột rút, bồn chồn. Thay đổi nội tiết khiến cho bạn mất ngủ nhưng giấc ngủ đặc biệt quan trọng khi có kinh nguyệt. "Nếu không ngủ đủ, cơ thể trở nên căng thẳng và bị viêm nhiễm.

Căng thẳng và viêm nhiễm càng làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngủ đủ giấc giúp cho chị em ít bị đau bụng kinh hơn. Trong thời gian ngủ, hệ thống miễn dịch được tăng cường. Ngủ đủ 7 đến 8 giờ/ngày đặc biệt cần thiết trong những ngày "đèn đỏ"" - Fromberg nói.

7. Bỏ tập thể dục ngày "đèn đỏ"

Một cách tuyệt vời để xả stress và ra mồ hôi thải độc tố là tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm chuột rút và cải thiện giấc ngủ.

Trung tâm Y tế Maryland khuyến cáo chị em nên dành 30 phút tập thể dục và tập 5 ngày/tuần, thậm chí khi bạn đang có kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ít hoặc không tập thể dục thường có nhiều khả năng bị đau tiền kinh nguyệt.

Bạn chỉ cần hoạt động nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ có thể giúp giảm đau bụng kinh. Fromberg cũng cho biết thêm những động tác co giãn hít thở có thể giảm căng cơ, tuy nhiên, không nên tập căng phần háng vì có thể làm cơn đau tồi tệ hơn.

8. Uống cà phê

Thiếu ngủ, mệt mỏi, đau đầu có vẻ là lý do mọi người tìm đến cà phê. Nhưng caffeine có thể làm bạn mất nước và làm cho các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt là chứng đau đầu.

Cắt giảm cà phê và trà trong thời gian "đèn đỏ" có thể giúp giảm bớt căng thẳng, mất ngủ và lo lắng. Nhiều bác sỹ cũng khuyên nên hạn chế caffeine suốt tháng để ngăn chặn cơn đau ngực trước khi "đến tháng".

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT