Những vui - buồn của bác sĩ sản khoa đỡ đẻ đúng dịp Tết

Nuôi dạy con 29/01/2017 22:52

Khi “người ta” đón Tết trong niềm vui, các bác sĩ sản chào mừng năm mới trong tiếng khóc… của một sự sống mới, những em bé chào đời vào giây phút “đặc biệt”.

Giây phút đồng hồ điểm chuông chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm. Dù đi xa hay ở gần, ai cũng mong được đoàn viên bên người thân, gia đình để nâng ly chúc mừng năm mới. Nhưng với bác sĩ sản trực đêm Giao thừa, giây phút sang canh đi qua trong vô hình. Họ phải làm hết trách nhiệm để những đứa trẻ chào đời bình an.

Tâm trạng buồn vui lẫn lộn

12 năm công tác trong nghề, bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản - ĐH Y Dược Tp.HCM) cho hay, công việc chính của anh là giảng dạy. Anh được nghỉ Tết Nguyên đán theo lịch nhà nước. Tuy nhiên, những người đứng lớp như anh phải làm việc tại một bệnh viện trong thành phố. Vì vậy, anh vẫn được cấp trên phân công lịch trực Tết.

Anh tâm sự: “Với tôi, ngày cuối năm và đầu năm bao giờ cũng có cảm giác lạ. Cả năm trời gia đình xa quê. Cận Tết, tôi đưa vợ con ra sân bay về với bố mẹ mà trong lòng nặng trĩu. Nỗi nhớ nhà tăng lên bội lần, nhất là trong những ngày Tết này. 

Dù rất “thèm” cảm giác được đoàn viên bên gia đình, nhưng anh Thạch vẫn cố gắng hoàn thành hết trách nhiệm để những đứa trẻ chào đời an toàn, đúng thời khắc “thiêng liêng” trong năm. Anh chia sẻ: “Ngày Tết, người ta có thể hoãn đi khám bệnh nhưng không thể hoãn đi đẻ. Do đó, chúng tôi phải làm việc với công suất gấp 2-3 ngày thường. Có năm vừa mổ đẻ xong, tôi chưa kịp tháo găng tay, nói lời chúc Tết đồng nghiệp thì nhận được thông báo sản phụ băng huyết sau sinh. Vậy là, cả ê-kip lại “lao” vào cấp cứu cho bệnh nhân”.

Những vui - buồn của bác sĩ sản khoa đỡ đẻ đúng dịp Tết - Ảnh 1
Dù rất “thèm” cảm giác được đoàn viên bên gia đình, nhưng anh Thạch vẫn cố gắng hoàn thành hết trách nhiệm để những đứa trẻ chào đời an toàn, đúng thời khắc “thiêng liêng” trong năm.

Đứng mổ hay đỡ đẻ, anh Thạch luôn tập trung vào ca bệnh. Chỉ khi nào, sản phụ mẹ tròn con vuông, anh mới thở phào nhẹ nhõm. Suốt 12 năm trong nghề, anh tâm niệm việc đón trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời dịp Tết là món quà may mắn đầu năm.

“Vì bệnh nhân, tôi chấp nhận ở lại trực Tết…”

Những ngày cận Tết, ai cũng hối hả hoàn thành công việc để được sum vầy bên gia đình, nhất là các mẹ bầu mong muốn sinh sớm về kịp trước Tết. Nhưng, không phải sản phụ nào cũng vậy. 

Bác sĩ Thạch kể: “Có những trường hợp thai to và đủ ngày hoặc thai già tháng mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nhiều mẹ bầu đã bày tỏ mong muốn đi đẻ vào ngày 30 Tết, mồng 1 Tết. Họ bảo, ngày Tết Bệnh viện không đón tiếp người thăm. Họ có thời gian tĩnh dưỡng sức khỏe và chăm con.

Hơn nữa, họ muốn “thưởng thức” vị Tết trong viện xem nó có gì đặc biệt hay không. Vì vậy, tôi đành sắp xếp lịch mổ cho họ và tạm gác kế hoạch về quê đón Tết”.

Năm nay, bác sĩ Thạch có một ca mổ vào ngày 27 Tết Âm lịch. Anh bảo, cảm xúc đứng mổ không khác so với việc đỡ đẻ những ngày đầu năm mới. Anh và ê- kip vẫn cố gắng giúp sản phụ “vượt cạn” thành công. Khoảnh khắc ẵm đứa trẻ trên tay, anh như vỡ òa trong hạnh phúc.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT