Nắm được những quy tắc an toàn này, bố mẹ sẽ không lo con bị xâm hại tình dục

Nuôi dạy con 21/01/2017 17:44

Bố mẹ có thể giúp bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục bằng cách dạy con những nguyên tắc an toàn cho cơ thể vô cùng quan trọng dưới đây!

Hãy dạy con rằng cơ thể của con là thuộc về con và không được để bất kì ai chạm vào cũng với những quy tắc an toàn dưới đây để giúp con tránh được nạn xâm hại tình dục rình rập.

Nắm được những quy tắc an toàn này, bố mẹ sẽ không lo con bị xâm hại tình dục - Ảnh 1.

1. Ngay từ lúc con còn nhỏ, hãy dạy con rằng cơ thể của con thuộc về con

Giải thích cho con hiểu rằng con có quyền nói "không" nếu con không muốn bị người khác ôm hay hôn. Với những lúc phải chào hỏi, khuyến khích con nên chào hỏi bằng một cái đập tay hay bắt tay (hoặc là hôn gió nếu như đấy là người thân). Những người khác có thể sẽ thấy khó chịu khi bạn làm như vậy nhưng hãy giải thích lý do vì sao và mọi người cũng sẽ hiểu thôi.

2. Giúp con tạo nên một "mạng lưới an toàn"

Một "mạng lưới an toàn" bao gồm 3 đến 4 người lớn mà trẻ tin tưởng nhất. Đó là những người mà trẻ có thể kể và chia sẻ bất kì điều gì cùng và những người đáng tin cậy. Họ là những người sẽ luôn lắng nghe những lo lắng và tâm sự của trẻ, luôn tin tưởng trẻ và đặc biệt là luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ. Nhưng quan trọng nhất là trẻ là người đưa ra lựa chọn cho những người nào sẽ ở trong "mạng lưới an toàn" này bố mẹ nhé!

3. Nói chuyện với con về "những dấu hiệu cảnh báo ban đầu"

Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng nếu con cảm thấy lo lắng hoặc đang gặp nguy hiểm, cơ thể sẽ tự phát ra những tín hiệu để con biết. Những dấu hiệu cảnh báo ban đầu này có thể là cảm thấy khó chịu trong bụng, run rẩy, tim đập nhanh, toát mồ hôi,…Dạy cho con biết rằng nếu con cảm thấy bất kì một dấu hiệu nào thì phải nhanh chóng báo với một trong những người lớn có trong "mạng lưới an toàn" của con ngay.

Nắm được những quy tắc an toàn này, bố mẹ sẽ không lo con bị xâm hại tình dục - Ảnh 2.

Hãy dạy trẻ cách cương quyết nói không để tự bảo vệ cơ thể (Ảnh minh họa).

4. Gọi đúng tên những bộ phận vùng kín để con biết

Không nên lảng tránh hay thấy ngại khi nói về vấn đề này bởi trẻ cần có được nhận thức đúng đắn về những bộ phận vùng kín, từ đó biết cách tự bảo vệ bản thân. Hãy luôn nhắc nhở cho con nhớ rằng không ai được phép chạm vào vùng kín của con, kể cả đó là một đứa trẻ khác hay một người lớn, cũng như không bao giờ được chạm vào vùng kín của người khác thậm chí là khi được yêu cầu làm như vậy. Nếu một trong những điều như vậy xảy ra, con có quyền nói "không" hoặc "dừng lại" đồng thời báo cho người lớn trong "mạng lưới an toàn" ngay lập tức.

5. Động viên con không giữ kín những bí mật

Giải thích cho con rằng gia đình bạn có "những bất ngờ thú vị" thay vì những bí mật vì những bất ngờ thú vị sẽ luôn được chia sẻ và tiết lộ. Hãy dạy con nếu có một người nào đó bắt con phải giữ một bí mật, con phải bảo với người đó là con không muốn giữ những bí mật, đặc biệt khi đó là những bí mật khiến con cảm thấy khó chịu hay không an toàn. Nhắc con hãy nói ngay với người lớn trong "mạng lưới an toàn" ngay.

Một vài những gợi ý khác:

- Đặt ra một "mật khẩu gia đình": đó có thể là bất cứ từ gì, nhưng phải ngắn gọn và dễ nhớ, để những lúc con ở một nơi nào đó không có bố mẹ bên cạnh hay trong một tình huống không thể nói to và cảm thấy nguy hiểm, con có thể dùng mật khẩu đó để gọi bố mẹ. Từ đó, bố mẹ sẽ biết con đang gặp nguy hiểm và đến giúp con ngay.

- Tự tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức về xâm hại tình dục ở trẻ em, những dấu hiệu, quá trình hay những cảnh báo và lưu ý,…

- Cùng những phụ huynh khác đề nghị nhà trường dạy trẻ về cách tự bảo vệ bản thân, cách phòng vệ và kĩ năng thoát hiểm trong những trường hợp nguy hiểm.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT