Vì sao trẻ cần được giáo dục sớm?

Nuôi dạy con 11/03/2015 13:37

Giáo dục sớm là một nhánh của lý thuyết giáo dục liên quan đến việc giáo dục trẻ nhỏ trước 8 tuổi với nhiều phương pháp cụ thể đang dần trở nên phổ biến. Việc giáo dục sớm chủ yếu được thực hiện vào khoảng thời gian trước khi trẻ thực sự bắt đầu việc học tại các trường lớp.

Vì sao trẻ cần được giáo dục sớm? - Ảnh 1

Giáo sư Phùng Đức Toàn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển tiềm năng Trẻ em Phùng Đức Toàn (Hồ Bắc, Trung Quốc), cho biết: "Cái tên 'giáo dục sớm' chỉ do nói nhiều lâu dần thành quen. Thực ra, giáo dục sớm rất dễ bị hiểu nhầm thành giảng dạy, truyền đạt kiến thức hay giải đáp thắc mắc của trẻ. Bởi vì bản chất của "giáo dục sớm" không phải là giáo dục theo cấp, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục chuyên ngành, mà là phát triển tiềm năng của con người trong giai đoạn ban đầu; về bản chất, giáo dục sớm còn vượt qua phạm trù giáo dục học, là một nhánh quan trọng trong nhân loại học; chính vậy thay 'giáo dục sớm' thành 'phát triển tiềm năng trẻ' có lẽ sẽ thích hợp hơn".

Trên thực tế, việc giáo dục sớm ngày càng được các bậc cha mẹ quan tâm vì đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có khả năng tiếp thu cao hơn so với người lớn, đặc biệt trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Trả lời VnExpress, tiến sĩ Phạm Mai Chi (Viện nghiên cứu phát triển trẻ thông minh sớm) cho biết, các nghiên cứu và tìm hiểu về não bộ trẻ cho kết quả: "Một nửa sự phát triển quan trọng của não bộ ở đứa trẻ được hoàn thành vào thời điểm trẻ bắt đầu học mẫu giáo. Đặc biệt, trẻ em có các mạch thần kinh nếu không được kích thích trước khi học mẫu giáo thì sẽ không bao giờ có được sự thông minh đáng có. Bà cho rằng, 0-6 tuổi là thời kỳ vàng, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ".

Vì sao trẻ cần được giáo dục sớm? - Ảnh 2
Nguồn: VnExpress

Thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt xã hội và tiếng nói của trẻ là trước 2 tuổi, nhận biết chữ là trước 3 tuổi và học đếm là trước 4 tuổi. Tiến sĩ Mai Chi cho hay bộ não trẻ ngay từ sơ sinh đã có những tiềm năng đáng kinh ngạc: "Lúc mới sinh trọng lượng não bằng 25% não người trưởng thành, 9 tháng tuổi gấp đôi so với não sơ sinh, 3 tuổi gấp 4 lần lúc mới sinh và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc".

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức nghiên cứu giáo dục HighScope, giáo dục sớm thật sự mang lại những kết quả bất ngờ. Từ năm 1962 đến 1967, một nhóm đối tượng từ 3 đến 4 tuổi được chia ngẫu nhiên thành các nhóm khác nhau. Một vài nhóm được đưa vào chương trình giáo dục sớm chất lượng cao trong khi các nhóm khác hoàn toàn không nhận được bất kỳ sự giáo dục sớm nào. Nghiên cứu này đã làm một cuộc phỏng vấn trên 97% người tham gia khi ở độ tuổi 40. Những thông tin thu thập bao gồm những thành tích đạt được ở trường lớp, dịch vụ xã hội và các ký lục bắt giữ.

Kết quả cho thấy những người ở tuổi 40 từng được tham gia vào chương trình giáo dục sớm phần lớn đều tốt nghiệp trung học, có thu nhập cao hơn, có công việc ổn định, ít phạm tội hơn những người còn lại trong cuộc khảo sát.

Nói về tầm quan trọng của giáo dục sớm, giáo sư Phùng Đức Toàn ví von: "Nếu nói đời người là một cái cây to, giáo dục sớm chính là gốc rễ của cây; nếu nói đời người là một sản phẩm gốm sứ đẹp, giáo dục sớm chính là miếng đất sét quý; nếu nói đời người là chiếc phi thuyền bay trong không trung, giáo dục sớm chính là động cơ của chiếc phi thuyền… Giáo dục sớm không chỉ để chuẩn bị cho trẻ bước chân vào tiểu học, mà để tạo dựng nên một tương lai tươi sáng cho cả cuộc đời của chúng".

Vì sao trẻ cần được giáo dục sớm? - Ảnh 3

Điều quan trọng khi 0 tuổi là tăng được càng nhiều khớp thần kinh càng tốt.

Tại thời điểm trẻ được sinh ra, hầu như tất cả các tế bào thần kinh đều đã được hình thành. Nhưng số lượng khớp thần kinh ít nên gần như giữa các tế bào thần kinh chưa có mối liên kết. Giống như sơ đồ dưới đây, số lượng các khớp thần kinh sẽ khác nhau ở các vị trí khác nhau trên não bộ. Nhưng ngay sau khi sinh, nếu ta bắt não bộ trẻ làm việc để sử dụng các tế bào thần kinh thì số lượng các khớp thần kinh sẽ tăng lên và mặt độ đạt được tối đa trong giai đoạn tẻ từ 8 tháng sau sinh đến khoảng 3 tuổi.

Các mạch thần kinh được hình thành nhờ sự liên kết giữa các tế bào thần kinh, khi mật độ các khớp thần kinh đạt tới mức cao nhất trẻ sẽ thực hiện được các hoạt động cơ bản (nhìn, nghe, sờ) của vùng đó.

Sơ đồ dưới đây là sự biến đổi giá trị trung bình về số lượng các khớp thần knh theo độ tuổi. Ở các giai đoạn đỉnh, nếu ta không có những kích thích phù hợp để các tế bào thần kinh làm việc thì chắc chắn giá trị đỉnh của các khớp thần kinh sẽ xuống thấp. Sau này, nếu trẻ học tập có sử dụng các tế bào thần kinh thì các liên kết của mạch thần kinh sẽ đẩy lên nhưng chỉ là giúp cho đường cong suy giảm thoải dần thôi.

Nếu đã để quá giá trị đỉnh rồi thì sau này dù có sử dung các tế bào thần kinh cũng chỉ có thể tăng một chút ít ỏi các khớp thần kinh. Cho dù có tăng được cũng chỉ là khoảng 1~2 khớp với mỗi tế bào trong 1 năm, không đủ để thay đổi đường cong của biểu đồ.

Tuy nhiên, đường con này sẽ thay đổi tùy vào cách cha mẹ bắt các tế bào thần kinh làm việc. Điều quan trọng là ngay sau khi phải kích thích lên tất cả các vùng trên não trẻ và bắt chúng làm việc. Cần phải kích thích tất cả cách giác quan. Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ, dành nhiều thời gian tạo nên nhiều kích thích với trẻ. Chính những hành động kích thích này là món quà lớn nhất đối với sự phát triển của trẻ.

Lí do mật độ các khớp thần kinh giảm

Vì sao trẻ cần được giáo dục sớm? - Ảnh 4

Mật độ các khớp thần kinh tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 1~3 tuổi, đạt đến đỉnh điểm là giai đoạn khoảng 3~5 tuổi, sau đó sẽ giảm dần do các tế bào thần kinh có chứa các khớp thần kinh không liên kết kết được chết đi. Hiện tượng này gọi là "cắt gọt". Điều quan trọng của việc luyện tập lặp đi lặp lại trong thời kỳ này là để tăng các khớp thần kinh bằng cách thường xuyên tạo ra các kích thích, đồng thời củng cố các mạch thần kinh duy trì mật độ và tạo ra càng nhiều mối liên kết càng tốt.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT