Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà mà vô cùng thơm ngon

Vào bếp 09/01/2018 09:59

Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà như thế nào? Là câu hỏi mà mỗi lần tết đến xuân về được mọi người tìm kiếm nhiều nhất? Để có thể tự mình làm ra món ngon, mang đậm hương vị tết cổ truyền cho cả gia đình thưởng thức.

Giò lụa luôn được đặt cạnh đĩa xôi và con gà luộc. Đây chính là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Ngày nay, giò lụa được bán nhiều trong siêu thị, ở chợ. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối của toàn dân. Vì thế, nếu như chưa biết cách làm giò lụa đơn giản tại nhà thì bạn nên học thay vì đi mua. Như vậy, bạn sẽ cảm nhận được không khí tết ngày càng đến gần hơn, đồng thời, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình.

Giò lụa món ăn cổ truyền của người Việt
Giò lụa món ăn cổ truyền của người Việt. Ảnh internet

Để học cách làm giò lụa đơn giản tại nhà thì bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:

- Thịt đùi heo (lợn): 1 kg.

- Bột năng: 30g.

- Bột nở: 5g.

- Mỡ heo: 100g.

- Lá chuối tiêu: Chiều ngang khoảng 40cm.

- Dây lạt.

- Nước mắm: 2 muỗng canh (nước mắm có 40 độ đạm trở lên).

- Đường: 1/4 muỗng cà phê.

- Muối: 1/4 muỗng cà phê.

Yêu cần về cách chọn thịt để làm giò lụa:

- Chọn thịt chân giò tươi, lúc thịt heo mới vừa mổ.

- Thịt chân giò vừa mềm, vừa dẻo, không bị dính tạp chất như gân như vậy giò sẽ có độ kết dính cao hơn.

Hướng dẫn cách làm giò lụa đơn giản tại nhà

Sau khi chọn được miếng thịt chân giò ngon, bạn hãy bắt đầu cắt thành những miếng nhỏ, loại bỏ hết phần gân và da. Nếu quá nhiều mỡ thì bạn nên lược bỏ bớt, nhưng vẫn nên để lại một ít, để giò lụa không bị khô mà lại thêm mùi thơm, hương béo ngậy.

Tiếp theo, bạn rửa sạch phần thịt chân giò và cho vào cối để giã hoặc có thể dùng máy xay. Tuy nhiên, nếu dùng máy thì các xớ thịt sẽ bị đứt như vậy giò lụa sẽ không được chắc.

Nên cách tốt nhất, bạn nên dùng cối để giã thịt như thế giò lụa khi làm xong sẽ rất mềm, dẻo, thơm ngon vô cùng. Trong quá trình giã thịt thì bạn cho 2 muỗng canh nước mắm ra chén, lấy chày nhúng qua nước mắm và cho vào để giã thịt. Làm như vậy thịt cũng đều gia vị hơn, mắm cũng khiến cho món giò có hương vị đậm đà tự nhiên.

Khi giã phần thịt nạc của chân giò thì nên cho thêm thịt mỡ, phần bột năng và bột nở vào giã cùng. Lúc này thịt giã được khoảng 50% thì cho thêm hạt tiêu vào, muối đường vào giã đến khi nào thịt nhuyễn thì thôi. Thịt nhuyễn, mịn là có thể tiến hành gói giò lụa được.

Cách gói giò lụa như sau:

Các công đoạn gói giò lụa
Các công đoạn gói giò lụa. Ảnh internet

Dùng lá chuối đã chuẩn bị sẵn để gói giò lụa, xếp 2 lá chuối mép cạnh vào nhau theo chiều dọc, tiếp đó, xếp thêm 2 lá chuối còn lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn của bạn là chiều ngang. Rồi cho thịt vừa mới được giã xong vào giữa lá chuối, dùng tay cuốn chặt lại theo hình tròn. Nếu tay bạn yếu thì có thể dùng dây giữ lại ở giữa, sau đó cuộn tròn như bình thường, tiếp theo làm kín 2 đầu còn lại, gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng giò lụa dọc lên và làm kín đầu còn lại, rồi dùng lạt buộc chặt.

Cuối cùng là cho giò lụa vào hấp trong khoảng 1 giờ. Khi giò chín thì vớt ra, để nguội tự nhiên. Để biết giò đã chín chưa, bạn có thể chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò, nếu tăm không dính thịt hoặc hoặc không có nước tiết ra, có nghĩa là thịt đã chín.

Lưu ý:

- Gói giò lụa bằng lá chuối là chuẩn nhất, vì giò lụa có ngon cũng là do có mùi thơm của lá chuối khi hấp quyện lại.

- Khi hấp giò xong, nhiều người vội vàng lấy giò ra, rồi thả vào chậu nước lạnh để giò nhanh nguội, giò sẽ săn chắc hơn. Điều này hoàn toàn sai. Cho giò vào chậu nước lúc đó sẽ làm giò thâm lại, ăn bở, không ngon, cứ để giò nguội tự nhiên là tốt nhất.

Cách đánh giá thành phẩm giò lụa đạt chuẩn

Ngày nay, ngoài việc làm giò lụa thủ công thì có thể làm giò lụa bằng khuôn, trông sẽ đẹp mắt hơn. Tuy nhiên dù làm cách nào đi chăng nữa thì giò lụa cũng phải:

Giò lụa thơm ngon, có thể thưởng thức ngay
Giò lụa thơm ngon, có thể thưởng thức ngay. Ảnh internet

- Dai giòn, đậm đà vị mắm ngon với mùi tiêu thơm.

- Không bị vữa, bở, có mùi đặc trưng của lá chuối.

- Giò có màu trắng hồng, không bị thâm.

Nếu đạt các tiêu chuẩn trên thì có nghĩa là bạn đã có món giò lụa thơm ngon để chiêu đãi cả gia đình.

Hy vọng cách làm giò lụa đơn giản tại nhà như trên sẽ giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi thực hiện, đồng thời có thể cảm nhận rõ ẩm thực tinh tế của người Việt ta.

Bật mí cách làm giò thủ không có khuôn “chuẩn không cần chỉnh” tại nhà!

Giò thủ là món đặc trưng trong ngày lễ tết của Việt Nam, cùng với các nguyên liệu tươi ngon cùng cách chế biến đầy tỉ mỉ và công phu.

TIN MỚI NHẤT