Vỡ nước ối trước khi nhập viện nguy hiểm thế nào?

Mẹ bầu 16/01/2018 13:00

Khi bé đã có đủ điều kiện để ra khỏi bụng mẹ, màng ối sẽ tự vỡ, gây tràn dịch ối qua cổ tử cung đến âm đạo. Vậy vỡ ối trước khi đi viện có nguy hiểm không?

Một trong những cơn ác mộng của các mẹ bầu chính là vỡ ối bất ngờ, trước khi nhập viện. Nhưng thực tế, điều này có thực sự nghiêm trọng như các mẹ vẫn thường thấy trên phim ảnh?

Nước ối là gì?
Nước ối là một loại chất lỏng màu vàng nhạt bao quanh đứa bé trong bụng mẹ. Nó được bao quanh bởi túi nước màng, mà trong đó bé sẽ thoải mái “bơi lội”.

Nước ối hoạt động như một cái gối tự nhiên cho bé. Nó cũng có tác dụng như một bộ giảm chấn khỏi những cử động và va đập mạnh bên ngoài, cho phép phổi của thai nhi được phát triển bình thường, tạo đủ không gian cho bé cử động dù bé ngày càng lớn hơn, đồng thời cân bằng nhiệt độ xung quanh bé, ngăn chặn các nguy cơ mất nhiệt.

Trên hết, nó ngăn không cho những tác nhân bên ngoài hay các loại vi khuẩn, vi rút tấn công em bé.

Vỡ nước ối trước khi nhập viện nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1

 Nhận diện dấu hiệu vỡ ối nhưng không đau bụng

Vỡ ối là khi có một lượng lớn dịch lỏng chảy ra đáy quần của mẹ. Thường chúng xuất hiện vào tháng cuối thai kỳ. Chỉ có khoảng 10-15% thai phụ bị vỡ ối trước khi sinh nở. Lúc này nước ối mặc dầu đã xuất hiện nhưng các cơn gò tử cung gây đau bụng lại chưa đến.

Cảm giác vỡ ối giống như mẹ bị són tiểu và sau đó xuất hiện các giọt dịch lỏng nhỏ chậm. Mẹ có thể nhầm lẫn là mình lỡ tiểu ra quần. Tuy nhiên mẹ cần nhận diện đó là nước ối hay nước tiểu. Trong khi nước tiểu có mùi khai thì nước ối không có mùi. Nếu không phân biệt được thì mẹ nên đến bác sĩ tư vấn đề biết chính xác mẹ nhé.

Nếu nước ối có màu nâu hay xanh lá thì mẹ cần nhập viện ngay để được theo dõi. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể nước ối đã bị “ô nhiễm” trong tử cung của mẹ và gây nguy hại đến bé.

Thường sau khi vỡ ối, cơn co thắt sẽ xuất hiện sau đó khoảng 12 đến 24 giờ và mẹ sẵn sàng vượt cạn. Tuy nhiên, nếu nước ối xuất hiện trước 37 tuần thì có thể mẹ bị sinh non đấy.

 Vỡ ối nhưng không đau bụng có thể khiến mẹ không nhận diện được việc phải chuẩn bị lâm bồn và gây nguy hiểm đến thai kỳ. Do đó, hãy chú ý đến điều này để xử lý kịp thời mẹ nhé. Nhất là với những mẹ lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm cần cẩn thận với dấu hiệu này hơn.

Mẹ đã hiểu gì về nước ối?

Với những người chưa từng sinh nở, các mẹ thường lo lắng mình sẽ không nhận biết được khi vỡ ối. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người đã từng sinh em bé, vỡ ối thường có đi kèm các cơn đau bụng. Cơn đau bụng này xuất phát từ bụng dưới, xuất hiện do các cơn gò tử cung gây nên, báo hiệu mẹ sắp sinh. Khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu không cần quá lo lắng hay hoảng loạn, chỉ cần chuẩn bị băng vệ sinh hoặc bỉm người lớn để thay khi nước ối chảy ra. Nếu muốn chắc chắn, chị em có thể nhập viện khám luôn để đề phòng mọi tình huống. Khi các cơn đau bắt đầu kéo đến dồn dập hơn cũng là lúc bé con đã bắt đầu muốn ra ngoài rồi đấy.

Phải làm sao khi vỡ ối mà không đau bụng?

Một biến cố khác cho câu hỏi vỡ ối có đau bụng không là trường hợp các chị em đã vỡ ối nhưng không hề có các cơn co thắt tử cung hay đau bụng nào. Tình huống này đôi khi xảy tới với một số ít các mẹ bầu, khiến chị em bối rối vì không biết khi nào mình mới sinh. Nhưng khi đã vỡ ối rồi, tốt nhất mẹ bầu nên nhập viện để bác sĩ kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các rủi ro khi sinh. Do túi ối là môi trường bảo bọc thai nhi, nên khi nước ối cạn đi, em bé sẽ không còn được an toàn nữa mà phải được đưa ra môi trường bên ngoài để tránh nhiễm khuẩn, ngạt thở,… Một trong những biện pháp mà các bác sĩ thường dùng cho những mẹ bầu vỡ ối mà không đau bụng là tiêm thuốc giục sinh, kích thích tử cung co thắt và mở rộng.

Khi nào thì vỡ ối là nguy hiểm?

Vỡ ối non hay rò ối làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Khi ối vỡ sớm, thai nhi vẫn chưa chào đời, thì cuống rốn là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy từ người mẹ cho thai nhi, có hai động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Nếu vỡ ối trước 38 tuần, mẹ bầu nên nhập viện gấp để bác sĩ đánh giá tình hình và có biện pháp can thiệp.

Một dấu hiệu nguy hiểm khác là khi dịch ối có mùi hôi thối, chuyển màu vàng, đen hoặc có lẫn máu thì các mẹ phải đến bệnh viện ngay lập tức. Màu xanh hay đen là dấu hiệu phân su của bé đã lẫn vào nước ối, để thai nhi hít phải sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Trên thực tế, vỡ ối không phải là điều gì đó quá lo ngại. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc nghi ngại gì, các mẹ có thể thoải mái trao đổi với bác sĩ của mình.

Trên thực tế, vỡ ối không phải là điều gì đó quá lo ngại. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc nghi ngại gì, các mẹ có thể thoải mái trao đổi với bác sĩ của mình.

2 mặt lợi – hại của sinh mổ so với sinh thường mà mọi phụ nữ cần phải biết

Hầu hết các mẹ đều được khuyên nên sinh thường để bé khỏe, mẹ mau hồi phục. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem sinh thường có phải là tuyệt đối tốt hơn sinh mổ hay không nhé!

TIN MỚI NHẤT