Uống sữa đậu nành sai cách, bà bầu sẽ nhận cái "kết đắng"

Mẹ bầu 21/01/2017 00:44

Không phải uống sữa đậu nành là có thể mang lại lợi ích cho mẹ bầu. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích khi uống sữa đậu nành.

Sữa đậu nành là thức uống ngon và có nhiều lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên nếu uống sữa đậu nành không đúng cách chúng sẽ mang lại hại nhiều hơn lợi cho mẹ.

Dinh dưỡng trong sữa đậu nành

z7

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sữa đậu nành là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai không dung nạp được lactose vào cơ thể vì nó không chứa. Do vậy, loại sữa này sẽ giúp trẻ dung nạp tốt hơn. Sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng giàu đạm thực vật, chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Các thực phẩm làm từ đậu nành được xem là một loại "thịt không xương" vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu nành có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò.

Vì vậy, sữa đậu nành là thức uống tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu phải chú ý đến liều lượng và thời gian uống sữa đậu nành

Việc uống sữa đậu nành quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm của dạ dày đấy. Tốt nhất là mỗi ngày mẹ bầu nên uống 500ml lít sữa đậu nành và chia uống thành 2 lần.

Hơn nữa, mẹ bầu cũng cần chú ý đun sôi kỹ sữa khi uống để tránh ngộ độc thực phẩm khi uống sữa chưa chín kỹ. Thời điểm uống sữa đậu nành là bất cứ lúc nào cũng được chỉ trừ lúc mẹ bầu thấy đói. Vì vậy, mẹ nên ăn một ít bánh mì, bánh ngọt hoặc thực phẩm giàu tinh bột trước khi uống sữa đậu nành.

Một số trường hợp bà bầu tuyệt đối không được phép uống sữa đậu nành

z8

 Ảnh minh họa. Nguồn: Interenet.

Có tiền sử bị viêm thận, sỏi thận

Mẹ bầu nên biết rằng, hàm lượng protein cao trong sữa đậu nành cũng khiến cho bệnh liên quan về thận thêm nặng và trở nên quá tải. Oxalat là một dưỡng chất có trong đậu nành cũng có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận. Chính vì vậy, nếu trong tình trạng này thì mẹ nên tránh sữa đậu nành.

Mẹ bầu bị viêm dạ dày

Trường hợp mẹ bầu có hệ tiêu hóa hoạt động kém, thường bị đầy hơi, khó tiêu thì cũng không nên uống sữa đậu nành. 

Có tiền sử ung thư

Nếu mẹ bầu có tiền sử ung thư thì cũng không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là do phytoestrogen có trong đậu nành được cho là sẽ gây ra các kích thích estrogen khiến cho các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. 

Mẹ bầu khi uống sữa đậu nành cần

Mẹ không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng vì chúng kết hợp với nay sẽ tạo thành chất kết tủa vừa gây khó tiêu vừa khó hấp thụ chất dinh dưỡng.

Do sữa đậu nành thường để trong khoảng 3-4 giờ sẽ bị biến chất và không uống được. Do đó không nên để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì dễ sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây hại.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT