Tìm hiểu thông tin bà bầu có nên ăn mít không?

Mẹ bầu 02/01/2018 10:28

Bà bầu có nên ăn mít không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc. Bởi nhiều người cho rằng ăn mít nóng, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy thực hư chuyện này thế nào? Bài viết sau đây sẽ tiết lộ cho các chị em biết nhé!

Trong mỗi múi mít có protein 0.6 – 1,5 % (tùy loại mít), glucit 11- 14 % (bao gồm đường đơn như fructose, glutose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), carotene, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, photpho… Tất cả những vitamin và khoáng chất này đều cung cấp cho bà bầu một năng lượng rất lớn, để đảm bảo có sức khỏe tốt khi mang thai.

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng “mác danh” có tính nóng, dễ nổi mụn, làm thai nhi kém phát triển vẫn làm nhiều chị em phân vân rằng bà bầu có nên mít không?

Bà bầu có nên ăn mít không?

Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu
Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Ảnh internet

Theo các chuyên gia, trong khi mang thai, các chị em vẫn có thể ăn mít được. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải từ 60 - 80 g mỗi ngày là đủ, sẽ tận dụng được các lợi ích sau:

Trị cao huyết áp

Hàm lượng Kali có trong mít có tác dụng hạ huyết áp cho bà bầu trong thời gian mang thai. Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligram kali. Những mẹ bầu nào có tiền sử bị huyết áp thì ăn mít sẽ giảm được nỗi lo lắng về vấn đề này. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

Kiểm soát điều tiết hormone

Nhờ các thành phần có trong quả mít, sẽ giúp mẹ bầu luôn thoải mái, tâm trạng ổn định trong quá trình mang thai vì thế sẽ giúp cho việc điều tiết hormone luôn ở trạng thái cân bằng. Bên cạnh đó, ăn mít cũng góp phần làm tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh thông thường.

Tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa

Mít là một trong những loại quả chứa hàm lượng chất xơ cao, cung cấp khoảng 11% tổng hàm lượng chất xơ trong một ngày cho cơ thể mẹ bầu. Điều này có nghĩa là sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón trong thời gian thai kỳ hiệu quả. Đồng thời, hàm lượng chất xơ có trong mít còn có tác dụng loại bỏ màng bám ở ruột giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già.

Phòng ngừa thiếu máu

 

Ăn mít sẽ bổ sung chất sắt cho cơ thể, để mẹ bầu có đủ nguồn nguyên liệu tạo máu, vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Mặc dù hàm lượng sắt này không nhiều, nhưng cũng giúp ích rất lớn cho việc ngăn ngừa thiếu máu trong thời kỳ mang thai cho mẹ bầu.

Ngăn ngừa rối loạn tuyến giáp

Bà bầu ăn mít có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Bà bầu ăn mít có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ảnh internet

Sự gia tăng hormone hCG trong thời gian có bầu sẽ ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này mẹ bầu ăn mít thường xuyên sẽ góp phần duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp, giảm thiếu tối đa nguy cơ rối loạn tuyến giáp.

Khi ăn mít mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Mít có nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, nhưng nếu ăn quá 80g/ngày mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

- Ăn mít quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, bụng đau hoặc khó chịu, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Mít có thể làm thay đổi tỷ lệ glucose khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường. Vì thế khi bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì các mẹ bầu không nên ăn mít.

- Hàm lượng đường trong mít cũng khá lớn, vì thế nếu mẹ bầu bị tăng cân quá mức hoặc thể trạng béo phì thì cũng không nên mít.

- Nếu bà bầu bị dị ứng với mít hoặc bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bà bầu không nên ăn nhiều quá 80g mít/ngày
Bà bầu không nên ăn nhiều quá 80g mít/ngày. Ảnh internet

Hy vọng với những thông tin trên đây, các chị em đã biết được bà bầu có nên ăn mít không, để biết cách bổ sung sao cho phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng.

Buồn nôn khi mang thai như thế nào, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu?

Buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tùy theo tình trạng của từng người, mà mẹ buồn nôn nhiều hay ít. Khi buồn nôn mẹ bầu sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ gây suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nên các bà bầu cần tìm hiểu kỹ buồn nôn khi mang thai như thế nào để có biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp cả hai mẹ con vượt qua thời kỳ khó khăn thật an toàn.

TIN MỚI NHẤT