Tại sao thai nhi nấc trong tử cung - những điều bác sĩ không nói với mẹ

Mẹ bầu 06/05/2017 20:13

Đôi khi mẹ bỗng nhận thấy những rung động đều đặn bên trong tử cung mình, đó có thể là lúc thai nhi đang nấc cụt.

Vậy tại sao thai nhi lại nấc cụt trong tử cung, thường xảy ra khi nào và làm thế nào để biết chính xác đó là thai nhi nấc hay chỉ là những chuyển động của em bé?

Tại sao thai nhi nấc trong tử cung - những điều bác sĩ không nói với mẹ - Ảnh 1
Đôi khi mẹ bỗng nhận thấy những rung động đều đặn bên trong tử cung mình, đó có thể là lúc thai nhi đang nấc cụt. (ảnh minh họa)

Mẹ cảm thấy như thế nào khi thai nhi nấc cụt?

Thực tế thì hiện tượng này khá phổ biến nhất là khi thai nhi đã lớn dần sau tuần 18-20 thai kỳ. Một số bà mẹ dù không chú ý nhiều nhưng vẫn sẽ dễ dàng nhận ra. Nếu như những chuyển động của em bé chỉ là dừng lại nhanh chóng thì những tiếng nấc cụt sẽ lặp lại đều đặn trong một thời gian nhất định nào đó.

Nhiều bà mẹ lo lắng việc thai nhi nấc sẽ khiến em bé bị đau nhưng thực tế thì hiện tượng này hoàn toàn bình thường và hầu hết trong mọi trường hợp sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thai nhi nấc cụt thường xảy ra khi nào?

Theo các chuyên gia, thông thường người mẹ sẽ cảm nhận được tiếng nấc của bé từ khoảng tuần thứ 21 (tháng thứ 5 thai kỳ). Bà bầu cũng có thể cảm nhận sớm hoặc muộn hơn tùy theo số lần mang thai hoặc cảm nhận của từng người.

Mẹ cũng đừng lo lắng khi không cảm nhận được những tiếng nấc của thai nhi thậm chí là trong toàn bộ thai kỳ bởi mỗi người mang thai là một trường hợp khác nhau, không phải ai cũng hoàn toàn giống ai.

Tại sao thai nhi nấc trong tử cung - những điều bác sĩ không nói với mẹ - Ảnh 2
Thai nhi nấc trong tử cung được giải thích là bé đang tập cho những phản xạ trong tương lai. (ảnh minh họa)

Vì sao lại có hiện tượng  thai nhi nấc?

Khoa học giải thích rằng khi cơ hoàn bị kích thích, dây thanh quản sẽ bị kéo xuống đột ngột và gây ra hiện tượng nấc. Khi thai nhi còn nhỏ thì tiếng nấc cũng sẽ nhỏ hơn và mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Khi trẻ ra đời, hiện tượng nấc cụt vẫn sẽ xảy ra và bé nấc như một người bình thường.

Một lý do nữa được giải thích cho biệc thai nhi nấc trong bụng mẹ là em bé đang tập phản xạ này để dần thích nghi với cuộc sống của một con người sau khi ra đời.

Khi nào thai nhi nấc cụt là đáng lo lắng?

Nếu bạn cảm nhận thấy những tiếng nấc cụt diễn ra một thời gian dài hoặc liên tục trong cả ngày thì nên đi khám bác sĩ. Bởi trong một số trường hợp đặc biệt có thể thai nhi đang gặp vấn đề về dây rốn, khiến bé thở khó khăn hơn. Tuy nhiên trường hợp này là khá hiếm gặp. 

 

TIN MỚI NHẤT