Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý: Hãy nghe câu trả lời của bác sĩ sản khoa

Mẹ bầu 11/02/2018 20:30

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý để hành trình vượt cạn được 'mẹ tròn con vuông'? Chị em hãy nghe phân tích của bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm hơn 30 năm công tác trong nghề.

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình về vấn đề tăng cân trong thời kỳ mang thai, Ths.Bs Lê Thị Kiều Dung – Khoa Sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết: “Ngày nay, đa số các bà bầu đều cố găng ăn nhiều chất để em bé trong bụng lớn nhanh, cân nặng sớm đạt chuẩn. Hậu quả là chị em tăng cân quá nhiều trong thai kì. Điều này chẳng những gây những bất lợi cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của con. Vì vậy, bà bầu nên biết cách tăng cân một cách hợp lý".

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý: Hãy nghe câu trả lời của bác sĩ sản khoa - Ảnh 1
Ths.Bs Lê Thị Kiều Dung - Ảnh: NVCC

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), chị em sẽ biết mình nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ. Từ đó, bà bầu sẽ biết cách điều chỉnh cân nặng trong giai đoạn mang thai. Chỉ số BMI được tính theo công thức: Cân nặng chia cho chiều cao bình phương (BMI = W/(H)2).

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý: Hãy nghe câu trả lời của bác sĩ sản khoa - Ảnh 2
Cân nặng bà bầu tăng hợp lý sẽ dựa theo chỉ số khối cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Trong đó:

- W: trọng lượng cơ thể (weight) tính theo đơn vị kg.

- H: chiều cao của bà bầu (height) tính theo đơn vị m.

Kết quả chỉ số BMI sẽ rơi vào các trường hợp sau:

- BMI <18: Mẹ bầu bị thấp cân. Thời kỳ mang thai nên tăng từ 12,7 đến 18,1kg.

- 18 ≤ BMI < 23: Mẹ bầu có cân nặng bình thường. Khi mang thai chỉ cần tăng từ 11,3 đến 15,9kg.

- 23 ≤ BMI <30: Mẹ bầu bị thừa cân, chỉ nên tăng từ 6,8 đến 11,3kg.

- BMI > 30: Mẹ bầu bị béo phì, chỉ nên tăng từ 5 đến 9,1kg khi mang thai.

Hậu quả của việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Các nghiên cứu y học chỉ ra, mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Em bé sẽ bị mắc những rối loạn liên quan đến tim mạch, hở đốt sống, khe hở vòm miệng. Nguy cơ cao trẻ có thể tử vong trong bụng mẹ và ngay sau khi chào đời.

Ngoài ra, mẹ bầu tăng cân quá nhiều còn dẫn đến hiện thượng khó sinh, dễ bị mắc hội chứng trĩ, rạn bụng, các vấn đề liên quan đến vùng xương chậu. Mẹ thừa cân khiến con sinh ra quá to; Trẻ thừa cân có thể mắc bệnh tiểu đường.

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý: Hãy nghe câu trả lời của bác sĩ sản khoa - Ảnh 3
Mẹ bầu nên tăng cân một cách hợp lý và khoa học - Ảnh minh họa: Internet

Ths.Bs Kiều Dung giải thích:“Nhiều mẹ có tâm lý ăn cho hai người dẫn đến tăng cân quá nhanh khiến con sinh ra có cân nặng vượt mức bình thường. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ phải sinh mổ vì thai to. Việc sinh mổ đối với những trẻ bị thừa cân không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều bé có cân nặng gần 4kg (trong khi cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi chỉ từ 2,8 đến 3,3kg) trong quá trình chào đời rất dễ gặp các biến chứng. Các bác sĩ sẽ khó khăn hơn trong việc lấy em bé ra dẫn đến thời gian chào đời của bé bị kéo dài, bé có thể bị ngạt đường thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thậm chí là hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng theo vì não không được cung cấp đủ oxy trong thời gian ngắn”.

Qua phân tích, bác sĩ khuyên các mẹ bầu trong chế độ dinh dưỡng chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều để mẹ và bé tăng cân một cách hợp lý. Từ đó, sức khỏe của mẹ và bé sau sinh sẽ được duy trì một cách ổn định.

Bà bầu nên ăn những loại quả gì trong 3 tháng đầu để con nâng cao tầm vóc, phát triển tối đa chỉ số thông minh

Ba tháng đầu, bà bầu nên ăn các loại quả cung cấp dồi dào lượng axit folic, sắt, canxi, vitamin... và các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé.

TIN MỚI NHẤT