Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Mẹ bầu 29/01/2018 14:12

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì sẽ được giải đáp cực chi tiết và cụ thể trong bài giúp các mẹ và cả gia đình có được sự chuẩn bị tốt, chăm sóc, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho bé yêu và cả bản thân người mẹ nhé.

Nếu bạn đang mang thai ở tháng thứ 7, xin chúc mừng bạn đã sắp đến ngày được gặp các thiên thần bé nhỏ của bản thân. Nhưng càng đến ngày sinh nở, thì nỗi niềm băn khoăn mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì? có thể sẽ khiến nhiều mẹ cùng gia đình lo lắng. Tham khảo thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả hai mẹ con, giúp cả hai mẹ con đều khỏe mạnh nhất nhé.

Tìm hiểu mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Mẹ cần chú ý những gì khi mang thai ở tháng thứ 7
Mẹ cần chú ý những gì khi mang thai ở tháng thứ 7. Ảnh: Internet

Mang thai ở tháng thứ 7 đánh dấu việc bạn bắt đầu bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ ba, khoảng từ tuần 29 đến tuần 32 với nhiều sự thay đổi rõ rệt như cảm thấy khó khăn khi đi lại, áp lực cảm nhận rõ ở vùng chân, bàng quan và bụng, sự lo lắng tăng nhiều, cơ thể nặng nề... Vì thế nắm rõ được những thay đổi cơ thể cũng nhưng biết được mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì sẽ giúp các mẹ thoải mái hơn cũng như các bé phát triển tốt nhất trong những tháng cuối của thai kỳ. 

Mang thai ở tháng thứ 7 cần chuẩn bị những gì? 

Cần chuẩn bị một chế độ ăn uống thật tốt 

Đây là thời điểm mà các bé sẽ phát triển nhanh cả về nhận thức và thị giác nên khi bước vào tháng thứ 7 các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3 như cá biển, óc chó,...

Ngoài ra, sẽ có một sự tăng cân mạnh từ tháng này, nên các mẹ nhớ kiểm soát và lưu ý để có một chế độ ăn uống lành mạnh, khỏe mạnh nhất nhé.

Lưu ý: Cần thảo luận rõ với bác sĩ những loại thực phẩm nào bổ sung axit béo Omega 3 ở tháng thứ 7 trước khi sử dụng để có một chế độ ăn uống hợp lý nhất nhé. 

Lên kế hoạch tập thể dục vừa phải 

Tiến hành tập thể dục thông qua đi bộ là một ý kiến khá hay mà các mẹ bầu nên cân nhắc giúp cơ thể luôn linh hoạt, không bị ì ạch do kém ít vận động và tăng cân nhiều khi mang thai mang lại. Giữ cơ thể vận động còn sẽ giúp các mẹ có tinh thần thoải mái nữa đấy nhé. 

Hơn nữa tập thể dục còn giúp mẹ bầu dễ dàng khi sinh nở hơn. Nhưng để thế thì phải tập luyện ngay từ bây giờ. 

Đừng quên hẹn trước những cuộc hẹn khám với bác sĩ ở tháng thứ 7

Theo dõi sát sao về trọng lượng và chiều cao của em bé. Nếu em bé chưa đạt được mức chuẩn thì các mẹ phải có trách nhiệm ghi nhận và cải thiện chế độ ăn uống đầy đủ. Mỗi tuần trôi qua đều có ý nghĩa quan trọng với các bé, nhất là vào thời điểm cuối thai kỳ như thế này. 

Kiểm tra máu

Các mẹ chú ý, cần phải giám sát chặt chẽ nồng độ hemoglobin đấy nhé. Nếu không may rơi vào trường hợp nhóm máu Rhesus Negative (nhóm máu RH hiếm, và có thể cơ thể sẽ sinh kháng thể để loại trừ em bé) thì cần phát hiện kịp thời và kiểm tra chắc chắn rằng cơ thể không sản sinh bất kỳ kháng thể nào với em bé trong bụng cũng như có kế hoạch chuẩn bị máu dự trữ cho mẹ trong trường hợp bất ngờ xảy ra. 

Bổ sung sắt

Bổ sung thức ăn nhiều sắt để mẹ không thiếu máu ở tháng thứ 7 thai kì
Bổ sung thức ăn nhiều sắt để mẹ không thiếu máu ở tháng thứ 7 thai kì. Ảnh: Internet

Rất nhiều mẹ gặp phải sự suy giảm hemoglobin mạnh thì bước vào tháng thứ 7, do đó, tiếp tục một chế độ ăn uống và bổ sung thực phẩm chức năng có chứa nhiều sắt thông qua trứng, thịt nạc, ngũ cốc, hoa quả, rau để đảm bảo cả mẹ không rơi vào tình trạng thiếu máu khi mang thai. 

Học những bài tập thở và thiền 

Các mẹ hãy thử học những bài tập thở và thiền có tác dụng điều tiết hơi thở cũng như giúp ổn định tinh thần, thả lỏng tâm tình rất tốt, giảm căng thẳng cho mẹ và bé khá nhiều, nhất là thời điểm cần tâm trí bình tĩnh như khi bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Duy trì các hoạt động giải trí như tưới cây, đọc sách, nghe nhạc 

Tập sở thích lành mạnh như thế này là rất tốt để giữ được bình tĩnh và tập trung, ổn định tâm lý hiệu quả trước những ảnh hưởng do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể ở cuối thai kỳ. 

Chuẩn bị với những cơn co thắt giả 

Các cơn co thắt giả, còn được gọi là Braxton Hicks sẽ thường xuyên xảy ra khi bước vào tháng thứ 7 thai kỳ do đó các chị em nên học cách xác định các cơn đau giả và cơn đau đẻ thật từ thời điểm này.

Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7

  • Không rượu bia và thuốc lá: Gây ra rất nhiều nguy hại cho sức khỏe cả mẹ và bé, đặc biệt là với các bé. 
  • Không ôm đồm công việc mà nên giảm bớt khối lượng công việc đi nhiều lần.
  • Chú ý tư thế ngủ, nên ngủ hướng bên trái để thấy dễ chịu hơn. 

Lời khuyên khi mang thai ở tháng thứ 7

Chia sẻ cảm xúc khi mang thai là việc nên làm để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh
Chia sẻ cảm xúc khi mang thai là việc nên làm để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh: Internet

Khi mang thai vào tháng thứ 7, cảm giác xúc động, run rẩy và sợ hãi sẽ càng rõ rệt hơn, và các mẹ sẽ có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc này mạnh mẽ hơn trong ba tháng cuối. Nó rất bình thường, tự nhiên và xảy ra ở nhiều mẹ. Do đó, các mẹ nên thảo luận, chia sẻ ngay cả những nỗi sợ hại nhỏ nhất với người thân để giảm gánh nặng tâm lý, nỗi sợ hãi, bầu không khí cũng đỡ căng thẳng nhiều lần. Các mẹ sẽ không bị đè nén cảm xúc hay giảm bớt nguy cơ mắc phải trầm cảm sau sinh sau này đấy nhé. 

Hy vọng những lời khuyên trên đây có ích với nhiều mẹ. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm bản thân của chị em về chăm sóc thai sản trong tháng thứ 7 với mọi người ở dưới phần bình luận. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh, tươi vui và có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

9 dấu hiệu trứng đã rụng rồi điển hình nhất mà các chị em dễ dàng quan sát được

Khi các cặp vợ chồng đang muốn có em bé thì có lẽ những dấu hiệu báo đã rụng trứng là tín hiệu mừng với các cặp vợ chồng. Vậy chính xác các dấu hiệu trứng đã rụng rồi điển hình nhất là gì thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

TIN MỚI NHẤT