Lây bệnh má đỏ phổ biến ở trẻ em, cô giáo mầm non đau đớn mất thai 18 tuần

Mẹ bầu 22/05/2018 06:43

Căn bệnh phổ biến này thường không đáng lo ngại nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

Gemma Carlie (25 tuổi, sống tại Newcastle, Anh) là một cô giáo mầm non và cô cực kỳ yêu thích công việc của mình. Tuy nhiên, Gemma không thể ngờ có một ngày chính môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với trẻ em này lại khiến cô mất đi em bé chưa chào đời của mình. 

Khi mang thai 16 tuần 5 ngày, các bác sĩ cho biết Gemma đã mắc một căn bệnh phổ biến ở trẻ em có tên là bệnh má đỏ (Slapped cheek disease). Đây là bệnh gây ra những vệt phát ban có màu đỏ tươi trên khuôn mặt của trẻ (do ban đỏ nhiễm khuẩn). Phát ban cũng có thể xuất hiện trên cơ thể, cánh tay hoặc chân. 

Lây bệnh má đỏ phổ biến ở trẻ em, cô giáo mầm non đau đớn mất thai 18 tuần - Ảnh 1
Gemma mắc bệnh má đỏ khi mang bầu.

Nguyên nhân chính là do virus Parvo B19, một loại virus có thể gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh trước khi nổi lên những vệt phát ban. Bệnh đỏ má phổ biến nhất ở trẻ từ 3-15 tuổi. 

Đối với người bình thường, kể cả trẻ em, căn bệnh sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên đối với một mẹ bầu như Gemma thì nó lại trở nên cực kỳ nguy hiểm. 

"Gần 18 tuần, con được phát hiện có dấu hiệu thiếu máu do ảnh hưởng của virus. 

Vì có một khối máu đông lớn trong tử cung nên hai ngày sau tôi phải siêu âm lại một lần nữa. Và lần này bác sĩ thông báo bé đang cực kỳ yếu và khẳng định nguyên nhân thiếu máu chính là do virus gây nên bệnh má đỏ", Gemma nghẹn ngào tâm sự. 

Lây bệnh má đỏ phổ biến ở trẻ em, cô giáo mầm non đau đớn mất thai 18 tuần - Ảnh 2
Vợ chồng cô đau đớn do mất bé 19 tuần.

Các bác sĩ đã phải đưa ra phương án truyền máu trực tiếp cho thai nhi trong tử cung Gemma.

"Chúng tôi chấp nhận phương án đó vì nếu không có thể mất con bất cứ lúc nào, trái tim con đang bị quá tải. Vậy nhưng hai ngày sau, khi đi siêu âm để truyền máu thì chúng tôi nhận được tin tức đau lòng. Cậu bé của tôi đã không đợi thêm được nữa và ra đi ngay trong bụng mẹ", Gemma chia sẻ. 

Tuy trái tim con đã ngừng đập nhưng bà mẹ trẻ vẫn lựa chọn sinh bé ra theo đúng quá trình sinh thường như những bà mẹ khác. Ngày 28/3, cô đã "hạ sinh" cậu bé Terence Arthur khi được 19 tuần thai. 

Lây bệnh má đỏ phổ biến ở trẻ em, cô giáo mầm non đau đớn mất thai 18 tuần - Ảnh 3
Cô lựa chọn sinh con như bình thường.

"Con hoàn hảo và đáng yêu vô cùng. Khi ôm hôn con, tình yêu hòa cùng nỗi đau là điều tôi không thể diễn tả nổi. Ngày hôm đó, chúng tôi rời bệnh viện với cánh tay trống rỗng và trái tim cũng trống rỗng", Gemma nhớ lại. 

Với mong muốn không bà mẹ nào phải trải qua nỗi đau đớn như mình, Gemma đã viết đơn thỉnh cầu kêu gọi chính phủ bảo vệ phụ nữ mang thai và những đứa con trong bụng họ khỏi bệnh má đỏ. 

"Tôi làm việc trong môi trường nhiều trẻ em và trong lần khám thai đầu tiên, tôi đã hỏi bác sĩ có vấn đề gì không. Tôi được biết về bệnh má đỏ nhưng cô ấy nói tôi không cần lo lắng vì cơ thể sẽ tự miễn dịch. Vậy nhưng cuối cùng nỗi đau của tôi đã chứng minh không phải ai cũng có thể miễn dịch với căn bệnh này", Gemma cho biết. 

Cô hy vọng những phụ nữ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này sẽ được xét nghiệm máu trong lần khám thai đầu tiên và được tư vấn đúng đắn về những nguy hiểm căn bệnh có thể gây ra cũng như cách phòng trừ. 

Bệnh đỏ má là gì?

Đây là một loại virus gây ra những vùng đỏ đặc trưng trên hai má chủ yếu ở trẻ - nó khiến trẻ trông như vừa bị ai đó tát mạnh vào má (do đó, tên tiếng Anh của căn bệnh này là Slapped cheek disease).

Bệnh má đỏ gây ra những vệt phát ban có màu đỏ tươi trên khuôn mặt của trẻ (do ban đỏ nhiễm khuẩn). Phát ban cũng có thể xuất hiện trên cơ thể, cánh tay hoặc chân. Nguyên nhân chính là do virut Parvo B19, một loại virus có thể gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh trước khi nổi lên những vệt phát ban. Bệnh đỏ má phổ biến nhất ở trẻ từ 3-15 tuổi. Dù vậy, trẻ nhỏ hơn và cả người lớn (nếu chưa từng tiếp xúc với bệnh trước đó) cũng có thể mắc bệnh. 

Không thể bỏ dùng di dộng, mẹ bầu làm thế nào để thai nhi không chịu ảnh hưởng xấu?

Một nghiên cứu cho thấy rằng mẹ bầu tiếp xúc với điện thoại di động trước và sau khi sinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề hành vi của con sau này.

TIN MỚI NHẤT