Có nên dọn dẹp "vùng kín" trước khi lên bàn đẻ?

Mẹ bầu 14/01/2018 06:00

Có cần dọn dẹp "vùng kín" trước khi sinh không là thắc mắc khó nói của không ít mẹ bầu.

Trước thời điểm lâm bồn, các mẹ bầu luôn có nhiều vấn đề cần bận tâm. Một trong số đó chính là chuyện có cần "dọn dẹp vùng kín" không và xử lý thế nào cho đúng. 

Mẹ có nên "dọn dẹp vùng kín" trước khi sinh?

Tại các bệnh viện, vệ sinh "chỗ ấy" cho các mẹ bầu trước thời điểm lâm bồn là một điều khá phổ biến. Dưới đây là những lý do vì sao thực hiện công đoạn này là một việc cần thiết:

+ Giúp giữ vệ sinh cho bé.

+ Loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng nếu mẹ bị cắt tầng sinh môn.

+ Giúp cho việc rạch và khâu tầng sinh môn dễ dàng hơn.

+ Tạo thuận lợi cho quá trình mổ đẻ.

Đôi khi, y tá hay bác sĩ phụ sản sẽ làm thay các mẹ nhưng nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngại khi để người lạ "dọn dẹp" giúp mình nên thường chọn cách tự "xử lý" ở nhà từ trước khi sinh. 

Các chuyên gia cho rằng các mẹ đừng nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn.

Có nên dọn dẹp 'vùng kín' trước khi lên bàn đẻ? - Ảnh 1
"Dọn dẹp" lông vùng kín sẽ giúp quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa)

"Dọn dẹp lông vùng kín" từng là một chủ đề gây tranh cãi. Trong khi một số bệnh viện khuyên các mẹ nên đi cạo, các nhà nghiên cứu lại phản đối điều này. Vì thế, các mẹ cần phải cân nhắc những mặt lợi và hại của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.


Lợi ích và nguy cơ của việc cạo lông "vùng kín" trong thai kỳ

Lợi ích 

- Khu vực "rậm rạp" ở "cô bé" là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Việc giữ cho vùng này sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cần thiết. Nó ngăn các bệnh truyền nhiễm tiếp xúc với bé. Khi vi khuẩn có điều kiện sinh sôi trong vùng kín, chúng sẽ có thể di chuyển đến vùng thai nhi để gây các bệnh truyền nhiễm.

- Một "vùng kín" được cạo rửa sạch sẽ giúp bác sĩ phụ khoa có góc nhìn tốt hơn nếu muốn thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào, như kẹp đầu thai nhi khi đỡ đẻ.

- Cắt tỉa hoặc cạo lông "vùng kín" sẽ giảm việc tiết mồ hôi và giữ khu vực này khô thoáng.

- Tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc lau khô vết máu bị dây vào vùng kín sau khi sinh.

Nguy cơ

- Không giữ vệ sinh khi "dọn dẹp vùng kín" có thể dẫn đến nhiễm trùng. Các mẹ chỉ nên dùng những dụng cụ đã tiệt trùng hoặc chỉ dùng một lần.

- Lông mọc lại sẽ gây khó chịu do chúng tạo cảm giác ngứa ngáy.

- Cạo không đúng phương pháp sẽ dẫn đến hiện tượng lông mọc ngược vào trong da gây đau đớn. 

- Một vấn đề thực tiễn hơn là các mẹ cần có sự trợ giúp của người khác bởi bụng bầu sẽ cản tầm nhìn đến vùng kín.

Nếu các mẹ chưa thể quyết định nên giải quyết lông "vùng kín" như thế nào, hãy tìm sự giúp để gỡ rối nỗi lo trên. Còn băn khoăn về vấn đề trên? Hãy làm theo các điều dưới đây:

 

- Nhờ bác sĩ tư vấn. Việc này sẽ giúp các mẹ sớm đưa ra quyết định đúng đắn.

- Nói chuyện với bạn bè, người thân đã từng phải cạo hoặc chưa phải "dọn dẹp chỗ ấy" khi lâm bồn. Nó sẽ giúp các mẹ thay đổi quan điểm về quá trình này.

- Nếu các mẹ quyết định sẽ đi cạo, đừng do dự nhờ các bố giúp đỡ. Nhưng hãy đảm bảo các mẹ đã lựa chọn phương pháp an toàn.

Có nên dọn dẹp 'vùng kín' trước khi lên bàn đẻ? - Ảnh 2
Mẹ có thể tự "dọn dẹp" ở nhà nếu cảm thấy không thoải mái khi để người khác làm giúp. (Ảnh minh họa)

Loại bỏ phần lông mu khi mang thai bằng cách nào?

 - Waxing hoặc Sugaring: Đây là cách thức bôi dung dịch được đun nóng lên da và bóc chúng để loại bỏ phần lông. Với bụng bầu ngày càng to, việc thực hiện cách này với các mẹ sẽ khá khó khăn. Vì thế, phương pháp này chỉ nên được thực hiện tại salon, nơi các nhân viên chuyên nghiệp có thể làm giúp các mẹ.

- Kem triệt lông: Các mẹ cũng có thể dùng kem triệt lông miễn là da không bị dị ứng với loại mĩ phẩm trên, và phải dùng sớm nhất có thể. Thành phần hóa học của loại kem này có thể thẩm thấu vào tận phần nang lông để triệt tiêu chúng hoàn toàn, tạo điều kiện loại bỏ lông dễ dàng hơn.

- Dao cạo: Hoặc các mẹ có thể dùng dao cạo điện nếu muốn cạo nhanh phần lông mu. Chúng cũng có thể được sử dụng trong thai kỳ.

Nếu cảm thấy khó khăn khi phải tự "dọn dẹp" tại nhà thì mẹ cũng đừng mắc cỡ khi để bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thực hiện việc này. Đây là quá trình diễn ra thường xuyên trong bệnh viện và các nữ hộ sinh đã quá quen với công việc này. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo người cạo lông sử dụng một gói dao cạo mới. Gói dao cạo này nên được để trước mặt mẹ. Nếu các mẹ cảm thấy đau, hãy nói cho bác sĩ biết. Điều này cực kỳ quan trọng bởi một vết cắt nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, đừng hoảng loạn nếu quá trình này được diễn ra cả khi mổ đẻ và đỡ đẻ.

Có nên dọn dẹp 'vùng kín' trước khi lên bàn đẻ? - Ảnh 3
Muốn "dọn dẹp" hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào mong muốn của người mẹ. (Ảnh minh họa)

Nếu các mẹ không muốn phải cạo lông "chỗ ấy", hãy cho bác sĩ được biết lý do và lắng nghe những gì họ nói. Việc "dọn dẹp chỗ ấy" trước khi sinh chỉ là lựa chọn mang tính cá nhân và phụ thuộc vào thói quen vệ sinh của các mẹ. Khi có cả những nghiên cứu đồng tình hoặc bác bỏ cách thức trên, thì tốt nhất các mẹ trước tiên nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ bầu ăn 3 bát canh này mỗi tuần sinh con dễ ợt, trắng trẻo hồng hào

Bà bầu đừng quên ăn bát canh này 1 tuần 3 bữa để thai nhi nở nang, mẹ thì khỏe mạnh, đẻ xong da dẻ hồng hào

TIN MỚI NHẤT