Chăm sóc vú khi mang thai và cho con bú

Mẹ bầu 06/05/2018 06:45

Chăm sóc vú khi mang thai và khi cho con bú là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ và tránh các nguy cơ mắc các bệnh như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, nứt núm vú, áp - xe vú…

Chăm sóc vú khi mang thai và khi cho con bú là việc làm rất cần thiết để bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ và tránh các nguy cơ mắc các bệnh như viêm tuyến vú, tắc tia sữa, nứt núm vú, áp - xe vú…

Chăm sóc vú khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi của thai phụ là vú căng to và lớn dần cùng với thời gian mang thai. Đó là do sự đồng kích thích của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra còn có biểu hiện núm vú to và chuyển sang màu đen, quầng vú có màu đậm, xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt, có thể tiết ra vài giọt thể dịch loãng màu vàng trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Chăm sóc vú khi mang thai và cho con bú - Ảnh 1
Cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách. Ảnh: TL

Trong giai đoạn này cần lưu ý chăm sóc vú như sau: Lựa chọn áo nịt ngực thích hợp, thoáng mát, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực. Tốt nhất nên sử dụng áo ngực dành riêng cho bà bầu. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú. Không nên dùng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh vú vì có thể khiến da bị khô và làm nứt núm vú.

 Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm vú ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên có biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau sinh. Trước tiên nên rửa sạch đầu vú và bầu vú. Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút.

Khi cho con bú

Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đúng cách, bú đều hai bên vú. Nếu sữa nhiều mà bé bú ít, bạn nhớ nhẹ nhàng vắt cạn lượng sữa thừa để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây viêm tắc tuyến sữa. Không nên cho con vừa ngủ vừa ngậm vú. Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.

Sau khi sinh, ngực của bà mẹ thường căng, to và chảy xệ, do đó cần mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.

Nếu vú có biểu hiện sưng đau, nhức bầu vú, nứt núm vú,… bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nếu có viêm nhiễm.

Ăn gì lợi sữa sau sinh mổ?

Nhiều chị em băn khoăn không biết ăn gì lợi sữa sau sinh mổ để vừa đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé yêu, vừa giúp vết mổ sớm bình phục.