Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Mẹ bầu 23/04/2018 16:01

Nhiều chị em quan niệm, bà bầu nên ăn trứng vịt lộn để sinh con có làn da trắng trẻo với đôi chân dài. Vậy bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn kèm tỏi, rau răm là món ăn yêu thích của nhiều người. Theo quan niệm dân gian, ăn trứng vịt lộn có thể giúp “giải xui”, xóa bỏ những điều không may trong cuộc sống. Theo Đông y, trứng vịt lộn được xem là món ăn bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, ích trí, bồi bổ cơ thể.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? - Ảnh 1
Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến và giàu dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn chứa 182 kcal; 13,6g protein; 12,4g lipid; 82mg canxi; 3mg sắt; 212mg photpho; 435µg beta-caroten. Trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin khác như: Vitamin A, B1, B2, C, PP.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Đối với bà bầu, việc ăn trứng vịt lộn hợp lý mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe mẹ và bé. Nhiều người còn tin rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp trẻ sinh ra có mái tóc bóng mượt, làn da trắng hồng và đôi chân dài miên man.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? - Ảnh 2
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn một cách hợp lý - Ảnh minh họa: Internet

Đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu chứng minh độ chính xác của những quan niệm trên. Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả và khoảng cách giữa các lần ăn nên cách xa nhau để tận dụng được nguồn dinh dưỡng phong phú. Ngoài trứng gà và trứng ngỗng, trứng vịt lộn cũng là một trong những món ăn bà bầu nên bổ sung vào thực đơn thai kỳ. 

Trứng vịt lộn sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bà bầu, giảm tình trạng mỏi mệt. Nguy cơ thiếu máu thai kỳ cũng hạn chế nhờ hàm lượng sắt cao. Bên cạnh đó, một số nguyên tố vi lượng và vitamin quan trọng cũng theo nhau thai mẹ vận chuyển chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

Lời khuyên cho bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là thực phẩm cực kỳ giàu vitamin A, do đó bà bầu không nên ăn cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A khác. Chỉ cần ăn 1 quả trứng vịt lộn, cơ thể bà bầu đã đủ lượng vitamin A cần thiết trong ngày.

Mang thai 3 tháng đầu, bà bầu nên thận trọng khi ăn trứng vịt lộn kèm rau răm. Chị em chỉ nên ăn trứng cùng vài nhánh tỏi để làm ấm cơ thể và tăng sức đề kháng. Rau răm có nguy cơ gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. 

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? - Ảnh 3
Bà bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất bà bầu nên ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Trứng vịt lộn giàu đạm dễ gây khó tiêu, đầy bụng cần tránh ăn vào buổi tối. Những mẹ bầu có tiền sử tim mạch, huyết áp cao hoặc mắc các chứng tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn trứng vịt lộn, tránh hiện tượng tắc nghẽn mạch máu do hàm lượng cholesterol cao. 

Những kiêng kị chuẩn khoa học mẹ mang bầu 3 tháng cuối nhất định phải biết

Khi đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng phải cẩn trọng hơn vì bất cứ tác động từ bên trong hay bên ngoài nào cũng có thể dẫn đến sinh non.

TIN MỚI NHẤT