Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ không?

Mẹ bầu 29/04/2018 16:46

Các món ăn từ khoai tây luôn có sức hấp dẫn đối với nhiều chị em. Tuy nhiên, một số bà bầu lại e ngại việc ăn khoai tây có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vậy bà bầu ăn khoai tây có tốt không?

Bà bầu có nên ăn khoai tây?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên tiêu thụ lượng khoai tây hợp lý. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho tử cung bà bầu là glucose. Glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrates có mặt chủ yếu trong khoai tây.

Trang Momjunction đưa tin, Hiệp hội Dinh dưỡng Thụy sĩ (SAN) xác nhận việc tiêu thụ 3 – 4 phần carbohydrates mỗi ngày hoàn toàn an toàn cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Carbohydrates có mặt chủ yếu trong các loại ngũ cốc, gạo, khoai tây, bánh mì…

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ không? - Ảnh 1
Bà bầu nên ăn khoai tây để cung cấp năng lượng cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Khoai tây là loại rau củ giàu năng lượng, bà bầu thường xuyên ăn sẽ mang lại lợi ích nổi trội sau:

Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh: Khoai tây chứa nhiều axit folic giúp phát triển hệ thần kinh thai nhi, giảm các nguy cơ tai biến não bộ và cột sống. Các thực phẩm giàu folate như khoai tây cũng giúp ngăn ngừa sẩy thai.

Làm giảm nồng độ axit dạ dày: Khoai tây rất tốt cho những bà bầu có vấn đề về hệ tiêu hóa.

Tăng cân lành mạnh: Bà bầu muốn tăng cân một cách lành mạnh nên thường xuyên bổ sung khoai tây vào thực đơn ăn uống.

Giảm cholesterol: Chất xơ hòa tan và vitamin C trong khoai tây sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol không tốt cho cơ thể bà bầu.

Tăng khả năng miễn dịch: Khoai tây nướng là món ăn giàu lượng vitamin C giúp chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bà bầu. Thực phẩm này còn giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Vỏ khoai tây chứa nhiều chất kali giúp giảm nhịp tim và bệnh cao huyết áp.

Trị sưng mắt: Bà bầu bị sưng quầng mắt có thể dùng khoai tây nướng còn ấm đắp lên mắt từ 10 -15 phút sẽ giúp giảm sưng.

Tốt cho thai nhi: Khoai tây chứa nhiều vitamin A, C và các dưỡng chất quan trọng khác như: Sắt, magiê, kali, canxi giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ?

Khoai tây chứa lượng lớn tinh bột được cơ thể hấp thu nhanh và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa glucose. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều khoai tây sẽ làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương và tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2.

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ không? - Ảnh 2
Bà bầu tiêu thụ lượng khoai tây hợp lý sẽ không mắc chứng tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra khoai tây và một số loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Như vậy, thay vì ăn từ 3 – 5 bữa, bà bầu chỉ nên ăn 1 bữa ăn có món khoai tây mỗi tuần để giảm guy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ một cách đáng kể.

Bà bầu chọn khoai tây cần chú ý những gì?

Một lưu ý quan trọng cho bà bầu trong việc chọn khoai tây là tuyệt đối tránh khoai tây mọc mầm và khoai tây còn xanh. Lượng độc tố trong hai loại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa: Khoai tây xanh chứa các chất glycoalkaloids, alpha-solanine và alpha-chaconine có thể gây ngộ độc ở bà bầu, ảnh hưởng đến bào thai.

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ không? - Ảnh 3
Khoai tây xanh cực kỳ độc đối với sức khỏe bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Bà bầu ăn khoai tây còn xanh có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như nứt đốt sống, mất trí nhớ.

Bác sĩ bệnh viện Phụ sản TW: "Sinh mổ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé"

Sinh mổ có nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Chính bởi vậy, các sản phụ nên cố gắng theo dõi để đẻ thường và chỉ sinh mổ khi có chỉ định chuyên môn của các bác sĩ.

TIN MỚI NHẤT