9 điều thai nhi sợ nhất khi còn trong bụng mẹ

Mẹ bầu 02/12/2017 04:00

Mỗi một tháng trôi qua lại đánh dấu bước phát triển mới của thai nhi. Trong mỗi tháng ấy, các mẹ bầu có biết thai nhi sợ nhất nhất điều gì không? Hãy tìm hiểu 9 điều sau để tránh những điều sơ suất và lo lắng khi bạn mang thai nhé!

Nhiệt độ cao, thuốc giảm đau, tiếng ồn... là những nỗi sợ điển hình của thai nhi trong bụng mẹ.

Mỗi tháng thai kỳ tương đương với từng giai đoạn phát triển của thai nhi và để bé lớn đúng chuẩn, mẹ cần lưu ý đến "nỗi sợ" của con trong bụng. Hãy tránh xa những mối nguy này để thai nhi phát triển tốt nhất.

9 điều thai nhi sợ nhất khi còn trong bụng mẹ - Ảnh 1
 
 Tháng đầu tiên trứng thụ tinh: Sợ nóng

Mang thai tháng đầu tiên các bà mẹ cần chú ý trứng thụ tinh rất sợ nóng. Tinh trùng và trứng gặp nhau kết thành trứng thụ tinh, các bộ phận trong cơ thể như tim, phổi, thận bắt đầu hình thành.

Lúc này, bà bầu đặc biệt chú ý rời xa môi trường nhiệt độ cao, ví dụ như bồn tắm nước nóng, phòng sauna xông hơi, đồng thời tránh bị sốt cao nếu không dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh của thai nhi.

Tháng thứ 2: Sợ thuốc

Mang thai tháng thứ 2, phôi thai tiếp tục phát triển trở thành thai nhi. Lúc này, bà bầu bắt đầu có cảm giác không thoải mái như toàn thân không có lực, khẩu vị kém. Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.

Biện pháp đối phó: Không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đòi hỏi phải thật cẩn thận.

Bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không hiểu rõ thành phần của nó.

Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X. Khi sử dụng thuốc thì bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.


- Cấp độ A là an toàn để dùng.

- Cấp độ B là chấp nhận được.

- Cấp độ C là không thể xác định được, nếu cần thiết, các bác sĩ vẫn chọn để sử dụng.

- Cấp độ D là loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt chúng vẫn có thể phải sử dụng.

- Cấp độ X là loại cấm tuyệt đối sử dụng trong thai kỳ

Tháng thứ 3: Sợ thuốc lá, rượu

Trong tháng thứ 3 này trẻ đã có nhịp tim, bắt đầu phát triển nhanh. Rất nhiều bà mẹ có phản ứng nôn ọe nặng trong 3 tháng đầu mang thai, điều này có thể là do thói quen ăn uống không tốt gây nên, lúc này nên ăn nhiều ngũ cốc, tránh rượu, thuốc lá, thực phẩm chứ nhiều dầu mỡ hay lượng đường cao.

Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu... Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Biện pháp đối phó: Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất.

Tháng thứ 4: Sợ tiếng ồn quá lớn

Đến tháng thứ 4, thai nhi có thể nghe được nhịp tim của mẹ và âm thanh bên ngoài, có thể cho trẻ nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng. Tuy nhiên trong giai đoạn này các bé vô cùng sợ các tiếng ồn. Nếu môi trường xung quanh có quá nhiều tiếng ồn thì em bé sẽ bị ảnh hưởng. Những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho em bé sợ hãi. Tiếng ồn về lâu dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ khảo sát trên trẻ sơ sinh sinh ra tại các gia đình sống ở khu vực gần sân bay đã phát hiện thấy, tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh tăng từ 0,8 % cho đến 1,2%. Các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng và dị tật não.

 
Rất nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu các tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi có nhiều nguy cơ mất độ nhạy thính giác trước khi sinh ra. Không chỉ thai nhi phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp mà đối với người mẹ, tiêng ồn cũng gây ra không ít khó chịu như tính khí thất thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Biện pháp đối phó: Khi mang thai, tốt nhất là thai phụ nên rời khỏi môi trường tiếng ồn, lắng nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm cũng như trò chuyện từ tốn và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Tháng thứ 5: Sợ dinh dưỡng không đủ

Đến tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có những “động tác nhỏ”, bắt đầu mọc lông. Bà bầu nên tăng thêm khoảng 300kl trong các bữa ăn thường ngày, nếu lo lắng mình tăng cân quá nhiều có thể tư vấn ý kiển của bác sỹ.

Hiện tại rất nhiều bà bầu đều thừa dinh dưỡng, rất ít người có dinh dưỡng không đủ. Tuy nhiên một khi dinh dưỡng không tốt hoặc giảm béo quá mức, có thể làm cho trẻ hấp thụ dinh dưỡng không đủ, gây nhiều chướng ngại cho sự phát triển, trí lực tổn thương.

Một số bà bầu chỉ thích ăn một vài món yêu thích có thể làm cho thai nhi thiếu một số dinh dưỡng, ví dụ acid folic không đủ có thể làm cho ống thần kinh thai nhi có khiếm khuyết. Vì vậy, bà bầu cần chú ý phối hợp bữa ăn hợp lý, chú trọng cân bằng dinh dưỡng.

Tháng thứ 6: Sợ tia bức xạ

Đến tháng này đặc trưng trên khuôn mặt của trẻ đã cơ bản hình thành, trẻ còn có thể đưa ra phản ứng với những âm thanh ồn ào bên ngoài, bụng của bà bầu đã hiện to rõ rệt vì vậy không nên “yêu” quá nhiều.

Lúc này, các bà bầu hãy cẩn thận với các tia bức xạ xung quanh mình, ví dụ chụp X quang, màn hình máy tính… có thể làm bà bầu sẩy thai hoặc thai nhi dị tật, trí não phát triển chậm.

Tháng thứ 7: Thai nhi sợ mẹ căng thẳng, lo lắng, trầm cảm

Vào tháng thứ 7, thai nhi đã có thể mở mắt trong một quãng thời gian ngắn, cũng có thể hoạt bát, thường xuyên động tay động chân. Lúc này nỗi sợ lớn nhất của thai nhi là người mẹ căng thẳng.

Nhiều thai phụ trong thời gian mang thai thường lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, lại chưa kịp thích nghi với vai trò mới... nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.

Biện pháp đối phó: Nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực, miễn là người mẹ bình tĩnh lại càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Khi cần thiết có thể trải qua các điều trị y tế hay tới bác sỹ tâm thần để trao đổi về tình trạng của mình.

Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ mệt mỏi

Bà mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.

Ngay cả khi người mẹ không có bệnh rõ ràng, nhưng nếu có những thói quen không tốt, chẳng hạn như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, làm việc quá sức, ... thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.

Biện pháp đối phó: Mẹ bị bệnh nên tích cực điều trị y tế, giảm sự xuất hiện các biến chứng khác nhau và đừng quên chăm sóc tốt cho cơ thể và tinh thần của mình.

Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng

Cuối cùng cũng đến tháng thứ 9, rất mong các bà bầu nghỉ làm việc, toàn tâm chuẩn bị cho trẻ chào đời. Tháng này thai nhi đang cảm nhận những thời khắc có ý nghĩa, tốt đẹp sau cùng trong cơ thể mẹ, vì vậy các bà bầu không được lo lắng.

Lúc này, điều quan trọng nhất là kiên nhẫn. Sau khi trải quá hơn 9 tháng mang thai, bà bầu không nên lo lắng, nôn nóng việc sinh sớm, sinh muộn mà nên an tâm chờ đợi sinh mạng mới ra đời.

Ngoài ra trong tháng thứ 9, các mẹ bầu cũng không nên làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quãng đường dài khiến cho mẹ bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non.

Biện pháp đối phó: Phụ nữ mang thai nên tránh làm việc quá sức, hạn chế đi lại nhiều đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi đi du lịch ngắn ngày bằng xe hơi cũng nên chú ý di chuyển, tránh ngồi một tư thế không đổi trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém.

Thai nhi cũng “khôn” lắm chứ, ngay trong bụng mẹ đã biết mày mò học đủ 10 kỹ năng tuyệt vời này rồi!

Dù mới là một cơ thể bé xíu nằm trong bụng mẹ nhưng các con đã có thể trang bị cho mình những khả năng cơ bản của cuộc sống. Dưới đây là 10 khả năng của thai nhi mà cha mẹ nên biết trong quá trình bầu bí của mình.

TIN MỚI NHẤT