3 thời điểm tuyệt đối không được XOA BỤNG BẦU kẻo SINH NON, XOAY NGÔI THAI NHI

Mẹ bầu 11/01/2018 13:01

Nhiều bố mẹ có thói quen xoa bụng bầu để thể hiện tình cảm với con cái tuy nhiên trong một số trường hợp sau cha mẹ tuyệt đối đừng xoa bụng kẻo ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Những rủi ro khi xoa bụng bầu
Kể từ khi biết được rằng có một mầm sống đang lớn dần trong cơ thể cho đến khi cảm nhận được những cử động nhỏ của con rồi đến những cú đạp “huỳnh huỵch” của con trong bụng, gần như bà mẹ nào cũng cảm thấy hạnh phúc vô bờ và luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Và khi cảm nhận được sợi dây tình cảm mẹ con thì bà mẹ nào cũng muốn được chạm vào con, dù là chạm qua ngoài bụng và trò chuyện với con. Từ đó các mẹ vô tình hình thành thói quen xoa bụng bầu lúc nào không hay.

Việc mẹ xoa bụng là để thể hiện tình cảm âu yếm với con, để tăng sự giao lưu với con. Nhưng việc xoa bụng bầu như vậy có nên không?

Tuy nhiên việc xoa bụng bầu cũng gây ra rất nhiều rủi ro cho em bé.

3 thời điểm tuyệt đối không được XOA BỤNG BẦU kẻo SINH NON, XOAY NGÔI THAI NHI - Ảnh 1

1. Xoa bụng bầu có thể ảnh hưởng đến ngôi thai

Vị trí của thai nhi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối nhiều, thai nhi còn bé nên thoải mái di chuyển bên trong tử cung của mẹ. Từ tuần thứ 32 trở đi, thai nhiphát triển nhanh hơn, nước ối giảm dần, không gian trong tử cung cũng hẹp đi. Vì vậy vị trí của thai nhi trong bụng mẹ lúc này tương đối cố định. Việc sờ chạm vào bụng bầu vào những tháng đầu thai kỳ không ảnh hưởng nhiều lắm đến vị trí của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên từ khoảng 30-32 tuần, nếu thường xuyên chạm vào bụng bầu, có thể khiến bé thay đổi vị trí, và nhiều khả năng bé không thể xoay lại vị trí thuận lợi cho mẹ sinh thường như ban đầu.

2. Xoa bụng bầu có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Hiện tượng dây rốn quấn cổ (hay tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi bé nhào lộn hoặc thay đổi tư thế trong bụng mẹ. Thông thường thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng và đây là điều bình thường. Bé vẫn có thể phát triển và chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thường xuyên xoa bụng bầu, nhất là trước 30 tuần, sẽ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng hơn. Khi đó, dây rốn bị căng quá mức, cản trở sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng, sinh ra có thể bị nhẹ cân, thiếu máu. Nếu dây rốn bị co thắt chặt có thể dẫn đến nghẽn mạch máu truyền vào thai nhi, suy thai dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.

3. Xoa bụng bầu có thể gây sinh non

Sau tuần thứ 34, mẹ sẽ trải nghiệm những cơn co thắt giả như một bước chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thật khi thai nhi đủ ngày đủ tháng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, tử cung của mẹ cũng nhạy cảm hơn. Việc xoa bụng bầu thường xuyên là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm bởi nó có thể kích thích cơn co tử cung, gây đứt nhau thai và gây sinh non.

3 trường hợp tuyệt đối không được xoa bụng bầu
1. Nhau tiền đạo

Nếu bà bầu bị nhau tiền đạo, thì việc xoa bụng bầu là điều tuyệt đối cấm kỵ. trong trường hợp bình thường, bánh nhau sẽ bám ở sẽ bám vào mặt trước hoặc mặt sau đáy tử cung. Trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ cổ tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo.

Bước qua những ngày chênh vênh và nhiều "sóng gió" nhất để học cách trưởng thành. Chào 30, mọi thứ thứ mới thực sự bắt đầu phía trước! Cảm ơn

Khi chuyển dạ, thai nhi chui ra ngoài qua ống sinh, dây rốn nhau thai tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và oxy hỗ trợ thai nhi. 30 phút sau khi em bé chào đời, nhau thai mới hoàn toàn ngừng hoạt động. Với trường hợp bị nhau tiền đạo, khi chuyển dạ thai nhi khó xoay đầu chui ra ngoài, gây khó sinh. Ngoài ra mẹ bị mất máu dễ khiến suy thai.

2. Cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường

Nếu cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường, mẹ bầu cần đi khám ngay và cũng tuyệt đối không được sờ, chạm vào bụng bầu. Việc vuốt ve vào bụng bầu càng kích thích thai nhi cử động nhiều hơn, phá vỡ không gian yên tĩnh của thai nhi, khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ và có nguy cơ sinh non.

3. Có dấu hiệu sinh non

Em bé chào đời vào 28-37 tuần được tính là trẻ sinh non. Trẻ sinh non thường nhẹ cân, các cơ quan chưa hoàn thiện hết, đặc biệt là phổi và hệ hô hấp dễ bị tổn thương. Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non hoặc có tiền sử nạo phá thai, sinh non, thai chết lưu cần nhớ không nên xoa hay chạm vào bụng bầu quá nhiều. Hành động này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ sinh non.

Điều mà các mẹ cần lưu ý khi massage hay xoa bụng là:

- Không nên xoa bụng quá 4 lần trong ngày, mỗi lần không quá 5 phút.

- Khi xoa bụng cần nhẹ nhàng, chậm chạp, không siết mạnh tay vào bụng.

- Không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ.

- Không nên vỗ mạnh vào bụng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thì không nên vỗ bụng, từ tháng thứ 6 thai phụ có thể vỗ nhẹ vào bụng theo nhịp đạp của thai nhi để giáo dục thai nhi hoặc luyện tập cho thai.

- Những thai phụ có những bất thường khi mang thai như: trước đó hay bị sảy thai, có dấu hiệu đẻ non, động thai... thì càng không nên vỗ hay xoa bụng.

Mẹo hay chữa tắc tia sữa sau sinh giúp mẹ sữa về ướt áo, con bú no nê

Hiện tượng tắc tia sữa sau sinh nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến các chị em bị áp xe bầu ngực. Tuy nhiên chỉ cần áp dụng những mẹo này, sữa mẹ sẽ sớm về ào ạt.

TIN MỚI NHẤT