Thời gian tốt nhất để đi ngủ nếu bạn thực sự cần tỉnh táo khi thức dậy vào những khung giờ mình muốn

Luyện tập 13/04/2018 05:05

Trên thực tế, có một giờ đi ngủ cụ thể được tính toán cho bạn nếu bạn muốn thức giấc đúng giờ mà vẫn giữ được tinh thần và sự tỉnh táo.

Bạn có bao giờ đi ngủ một cách tự động như một chiếc máy chỉ vì bạn cần phải thức giấc đúng giờ để làm việc vào ngày hôm sau – và sau đó lại chỉ cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng?

Vâng, có thể bạn đã làm gì đó sai mà không biết.

Đừng chỉ nghĩ đến việc ngủ nhiều mới giúp bạn thức dậy với sự tỉnh táo. Thực tế phức tạp hơn thế.

Thời gian tốt nhất để đi ngủ nếu bạn thực sự cần tỉnh táo khi thức dậy vào những khung giờ mình muốn - Ảnh 1

Đừng chỉ nghĩ đến việc ngủ nhiều mới giúp bạn thức dậy với sự tỉnh táo. Thực tế phức tạp hơn thế.

Tuy nhiên, may mắn cho chúng ta, đã có "máy tính ngủ" của công ty Blind – webblinds.com, được thiết kế để đảm nhận nhiệm vụ tính toán giờ đi ngủ chính xác của chúng ta chỉ với một nút bấm.

Về lý thuyết, bạn cần ngủ đủ giấc, đặc biệt là trải qua đủ chu kỳ ngủ của mình. Nếu bạn thức dậy vào đúng thời điểm trong chu kỳ ngủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn – ngay cả khi bạn đã dành rất nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Theo như tính toán của "máy tính ngủ", để cần tỉnh táo khi tỉnh dậy vào những khung giờ nhất định, bạn cần đi ngủ đúng giờ. Cụ thể như sau:

Nếu bạn cần thức dậy vào lúc 7 giờ sáng - hãy đi ngủ vào 9 giờ 46 phút hoặc 11 giờ 16 phút tối.

Thậm chí, nếu bạn đang có một đêm say sưa với bạn bè hoặc không ưa thích 1 trong 2 khung giờ trên, bạn có thể lựa chọn ngủ vào lúc 12 giờ 46 phút và 2 giờ 16 phút sáng hôm sau.

Tuy nhiên, "máy tính ngủ" này dựa trên việc mọi người phải ngủ một cách tự nhiên trung bình trong vòng 14 phút, do đó bạn không nhất thiết phải ngủ vào đúng giờ này, có thể là sớm hơn – nếu bạn là một người khó vào giấc.

Thời gian tốt nhất để đi ngủ nếu bạn thực sự cần tỉnh táo khi thức dậy vào những khung giờ mình muốn - Ảnh 2

Nếu bạn thức dậy vào đúng thời điểm trong chu kỳ ngủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.

Nếu bạn cần thức dậy vào lúc 6 giờ sáng - hãy ngủ vào lúc 8 giờ rưỡi.

Để thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, bạn có thể kết thúc công việc và ngủ vào lúc 8 giờ rưỡi, 10h18p tối, hoặc thậm chí là 11h44p tối, còn nếu bạn thực sự là một "cú đêm" – 1h16p vẫn có thể đáp ứng.

Còn nếu bạn cần thức giấc vào 8h sáng - hãy ngủ trong những khung giờ: 10 giờ 46 phút tối.

Bạn không cần dậy sớm để làm việc. Ổn thôi, nếu bạn muốn dậy vào 8 giờ sáng, bạn cần đi ngủ trong những khung giờ: 10 giờ 46 phút tối, 12 giờ sáng, 1 giờ 46 phút hoặc 3 giờ sáng.

Chu kỳ giấc ngủ là gì?

Một chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút, trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ - bốn giai đoạn của giấc ngủ chậm (NREM) và 1 giai đoạn ngủ nhanh (REM).

Chúng ta thường trải qua giấc ngủ nhẹ ở Giai đoạn 1 đến một giấc ngủ sâu trong Giai đoạn 4. Thật khó để đánh thức ai đó trong Giai đoạn 4 của chu kỳ ngủ, đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn nếu bạn thức dậy trong giai đoạn này.

Giai đoạn thứ năm, giấc ngủ REM, là khi hầu hết những giấc mơ xảy ra.

Thời gian tốt nhất để đi ngủ nếu bạn thực sự cần tỉnh táo khi thức dậy vào những khung giờ mình muốn - Ảnh 3

Một chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút, trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn.

Website Sleep Calculator cho biết: "Giấc ngủ ngon hơn là chỉ đơn giản đi ngủ sớm thôi – đồng nghĩa với việc thức dậy đúng lúc".

Máy tính ngủ này sử dụng một công thức dựa trên nhịp điệu tự nhiên của cơ thể, từ đó tính toán ra thời gian tốt nhất để bạn lên giường và đi ngủ. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng tất cả mọi người ngủ trong khoảng 6 hoặc 6 chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút.

Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian chu kỳ ngủ diễn ra, điều này bạn dễ khiến bạn cảm thấy khó chịu vào ngày hôm sau. Vì vậy, việc tính toán giờ ngủ là điều hoàn toàn dễ hiểu nếu bạn thực sự cần dậy đúng giờ và tỉnh táo hơn vào sáng ngày mai!

Thêm tác hại của việc muốn làm "cú đêm"

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Surrey và Đại học Northwestern, Chicago, tỉ lệ tử vong ở những "con cú đêm" (những người thức khuya) cao hơn khoảng 10% so với những "con chim sơn ca buổi sáng sớm" (những người có thói quen dậy sớm).

Thời gian tốt nhất để đi ngủ nếu bạn thực sự cần tỉnh táo khi thức dậy vào những khung giờ mình muốn - Ảnh 4

Tác hại khác của việc thức đêm là dẫn đến các rối loạn về sức khoẻ tâm thần và bệnh đái tháo đường.

Trước đây, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc thức khuya và làm việc vào buổi sáng sớm là tăng nguy cơ mắc bệnh tim cùng các bệnh khác. Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra tác hại khác của việc thức đêm là dẫn đến các rối loạn về sức khoẻ tâm thần và bệnh đái tháo đường. Nó cảnh báo việc thiếu ngủ cũng có tác hại không kém gì việc nghiện ma túy và uống rượu không lành mạnh.

Malcolm von Schantz, giáo sư sinh học tại Đại học Surrey, nói: "Đây là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng không thể bỏ qua được nữa".

Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Chronobiology International, với sự tham gia của hơn 433.000 người. Họ được yêu cầu chia sẻ về thói quen ngủ của mình và được theo dõi sức khỏe trong vòng 6,5 năm.

Bạn sẽ không còn muốn ngủ trưa quá 1 tiếng nếu biết được sự thật bất ngờ này

Ngủ trưa không đúng và đủ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

TIN MỚI NHẤT