Văn khấn và cách chuẩn bị cúng mùng 2 tết

Đời sống 20/12/2022 11:45

Cúng mùng 2 tết nói chung cũng không khác nhiều với cúng Tất niên, Giao thừa hay cúng mùng 1 tết.

Nội dung bài viết

Cúng mùng 2 tết là gì?

Cúng 3 mùng ngày tết là một truyền thống đẹp, một nghi thức quen thuộc và cũng hết sức trọng đại của người Việt ta. Người ta coi đây là một sự khởi đầu đầy suôn sẻ, tốt đẹp và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, chính vì vậy mà nhiều gia đình đều rất chăm chút cho mâm cúng này. Sau khi đã thực hiện cúng ngày mùng 1 tết đầu năm thì vào ngày mùng 2 của tết cổ truyền, nhiều người cũng sẽ tiếp tục chuẩn bị mâm cúng để dâng lên bàn thờ thần linh, gia tiên ông bà.

Văn khấn và cách chuẩn bị cúng mùng 2 tết - Ảnh 1
 Cúng mùng 2 tết là mâm cơm cúng thần linh gia tiên!

Cúng ngày mùng 2 tết cổ truyền còn có tên gọi khác là mâm cơm cúng thần linh gia tiên, ngay từ tên gọi này, ta cũng có thể biết được một phần ý nghĩa ở trong nghi thức. Nếu như nghi thức cúng của ngày mùng 1 là để kính nhớ tổ tiên, tỏ lòng biết ơn với họ thì ngày mùng 2 là để dâng lên các bậc thần linh, cầu mong họ có thể phù hộ độ trì cho gia đạo luôn được bình an, tai qua nạn khỏi và công việc làm ăn luôn luôn phát đạt.

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như là quan niệm tín ngưỡng của các vùng miền khác nhau mà những cá nhân có thể tùy tâm chuẩn bị. Lễ vật không cần cầu kỳ, chỉ cần đầy đủ, ấm cúng và đặc biệt nhất là cần thành tâm. Điều cốt lõi và thiết thực nhất của những nghi thức tâm linh là tấm lòng bên trong chứ không phải vật chất bên ngoài, chính bởi vậy mà người ta mới có câu “lễ bạc lòng thành”.

Nếu như bạn là người không rành nghi thức, càng không biết nên chuẩn bị mâm cúng mùng 2 tết cổ truyền như thế nào là chuẩn tâm linh, đầy đủ và tươm tất thì có thể tham khảo những thông tin và gợi ý sắp được chia sẻ dưới đây nhé!

Mùng 2 tết cúng gì?

Văn khấn và cách chuẩn bị cúng mùng 2 tết - Ảnh 2
 Mâm cỗ cúng ngày mùng 2 không có sự khác biệt nhiều với ngày 30 và mùng 1!

Phần lớn, mâm cỗ ngày mùng 2 Tết cổ truyền cũng không khác so với ngày mùng 1 hay 30 Tết. Tuy nhiên, bạn có thể thêm thắt một vài món mới cho khác lạ, khiến mâm cỗ hấp dẫn hơn:

- Bánh chưng: Nhắc đến ngày Tết là nhắc đến bánh chưng, món ăn thể hiện sự kết tinh của đất trời, mang đến khát vọng cho một năm mới đầy đủ và sung túc. Một chiếc bánh chưng ngon cần đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ và khéo léo từ vị thơm từ gạo, vị ngọt bùi của đổ kết hợp với vị béo của thịt mỡ, vị cay nhẹ của hạt tiêu sẽ mang đến những ngày Tết trọn vị.

- Dưa hành: Trong ngày tết cổ truyền làm sao có thể thiếu được món dưa hành - một món ăn truyền thống, dân dã và bình dị trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Trong những ngày tết, dưa hành thường được ăn kèm với bánh chưng, thịt đông sẽ mang đến cảm giác ngon miệng và là món chống ngán rất hữu hiệu trong ngày Tết.

- Xôi gấc: Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Trong khi đó, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.

- Thịt gà: Ngoài những nguồn sinh dưỡng mà thịt gà đem lại thì theo quan niệm của người Việt ta tin rằng món gà luộc vàng mềm óng ả sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.

Văn khấn cúng mùng 2 tết

Văn khấn và cách chuẩn bị cúng mùng 2 tết - Ảnh 3
 Văn khấn là một trong những nghi thức quan trọng, không thể thiếu!

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

- Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..

Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………….................... ..............

Ngụ tại: …………………….......................... ..........................................

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Trên đây là chi tiết cách chuẩn bị cúng và văn khấn cho mùng 2 tết. Hy vọng với những thông min mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp các gia chủ tiến hành được một mâm cúng trọn vẹn cùng bài văn khấn chu đáo, để con cháu thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh, ông bà gia tiên trong gia đình, cầu mong một năm tới bình an vô sự nhé!

Tết xưa và tết nay có gì khác?

Tết xưa với tết nay khác nhiều lắm. Tết miền Bắc với tết Sài Gòn cũng vậy, đâu đâu cũng có những nét đặc trưng mà không thể nào lẫn vào đâu được.

TIN MỚI NHẤT