Tác dụng phụ “ghê gớm” của chất đạm

Chuyên gia nói gì 19/02/2016 13:51

Ai cũng biết chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cơ bắp, tế bào máu, tăng cường hệ miễn dịch và nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ cũng cảnh báo rằng, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong ngày cũng sẽ gây nên một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe.

Tác dụng phụ “ghê gớm” của chất đạm - Ảnh 1
Ảnh: internet

Cụ thể:

Tăng cân

Hấp thụ nhiều chất đạm mỗi ngày cũng đồng nghĩa với việc bạn tiếp nạp một lượng lớn calo vào cơ thể. Nếu không thường xuyên vận động để đốt cháy calo cùng với kết hợp chế độ ăn uống đúng đắn, chắc chắn chất đạm sẽ tích tụ lại dưới dạng mỡ trong cơ thể, khiến bạn tăng cân một cách dễ dàng.

Loãng xương

Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi ăn nhiều đạm đó là lượng canxi trong xương sẽ suy giảm mạnh. Bởi lẽ, cơ thể chúng ta tiết ra các loại axít để tiêu hóa chất đạm cùng với sự hỗ trợ đắc lực của canxi. Nếu chúng tan không hấp thụ đủ lượng canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ xương để tham gia vào quá trình chuyển hóa này, về lâu dài sẽ gây loãng xương khi mọi người lớn tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ trung niên.

Tuy nhiên, các bạn nên ăn nhiều chất đạm từ trái cây và rau củ hơn là chất đạm từ động vật vì chúng tính kiềm, sẽ chống lại các tác động của axít trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Suy thận

Cơ quan thận quốc gia (New York, Mỹ) cho biết, ăn quá nhiều đạm cũng có thể tạo áp lực xấu cho thận trong quá trình bài tiết chất thải, độc tố xeton, tăng tỷ lệ sỏi thận và gây suy thận về dài lâu.

Do đó, những người bình thường hoặc bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm nên hạn chế ăn quá nhiều đạm, đồng thời cũng nên gặp bác sĩ tư vấn về định mức chất đạm tiêu thụ mỗi ngày.

Mất nước

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) cho biết, khi cơ thể tiếp nạp nhiều đạm sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể làm việc cật lực, nếu không được chuyển hóa nhanh sẽ gây nên sự tích tụ độc tố xeton trong cơ thể.

Lúc này, thận sẽ hoạt động hết công suất để loại bỏ độc tố này ra ngoài, từ đó khiến cơ thể bị mất nước, đặc biệt là lúc bạn tiết mồ hôi. Cơ thể bị mất nước không chỉ ảnh hưởng xấu đến thận, tim mạch mà còn gây ra nhiều phản ứng khác như da khô, chóng mặt, mệt mỏi, hơi thở bốc mùi...

Gút

Một báo cáo được xuất bản trên chuyên trang MayoClinic.com cho rằng,vì các loại thực phẩm giàu đạm động vật có chứa nhiều chất purin – chất gây tăng cao lượng axít  uric góp phần phát triển bệnh gút.  Tốt nhất là bạn nên tiêu thụ đạm từ thực vật để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này.

Hấp thụ bao nhiêu đạm mỗi ngày là được?

Theo Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC), một người phụ nữ trưởng thành trung bình cần khoảng 46 g đạm mỗi ngày. Nếu bạn đang tích cực luyện tập thể thao để tạo cơ bắp cuồn cuộn thì nên hấp thụ đạm nhiều hơn, khoảng 77 g mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo bộ Nông nghiệp Mỹ, công thức tính nhu cầu đạm hấp thu vào cơ thể mỗi ngày thường là từ 0,8 - 1 g chất đạm cho mỗi kg cân nặng của cơ thể.

Ngoài ra, việc ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thẻ thao cũng là cách tốt nhất để đảm bảo tối ưu cho sức khỏe của bạn.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT