Những người tuyệt đối không ăn đậu phụ trong lẩu ngày Tết

Chuyên gia nói gì 26/01/2017 14:23

Đậu phụ mát, tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không thể ăn chúng.

Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương, là một trong những món ăn phổ biến vì dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến, giá thành rẻ... Ngoài tác dụng là thực phẩm, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.

Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người.

Người bị các về huyết áp và tim mạch

Những người tuyệt đối không ăn đậu phụ trong lẩu ngày Tết - Ảnh 1
Người bị bệnh về huyết áp không nên ăn đậu.

Giàu a-xít béo omega-3, đậu phụ sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục. Thế nhưng hàm lượng này chẳng đáng là bao khi mà lượng chất isoflavone có trong nó và thành phần methionine sau khi bị enzym biến đổi sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, xơ vữa các động mạch vành làm nghiêm trọng hơn các bệnh như huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

Người đang giảm béo

Các cụ ngày xưa có nói 'cái gì nhiều quá cũng không tốt' quả đúng trong trường hợp sử dụng đậu phụ để giảm cân. Tuy nhiều dinh dưỡng, nhưng hàm lượng carbohydrate thấp khiến cho đậu phụ là thức ăn được lựa chọn phổ biến trong các thực đơn giảm cân, thậm chí ăn đến no. Điều này là hoàn toàn sai bởi khi sử dụng quá nhiều đậu phụ, lượng carbohydrate nạp vào cơ thể cũng tăng theo. Lượng carbohydrate quá cao khiến bạn bị tăng cân. Vì vậy bạn nên dùng hạn chế đậu phụ, kiêng tuyệt đối là tốt nhất trong khoảng thời gian 2 tuần đầu nếu muốn giảm cân.

Bị bệnh gút

Những người tuyệt đối không ăn đậu phụ trong lẩu ngày Tết - Ảnh 2
Bị bệnh gút không nên ăn đậu.

Do đậu phụ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, nếu ăn nhiều người mắc bệnh gút sẽ bị những cơn đau dữ dội, sưng và viêm các khớp xương, tái phát bệnh thêm trầm trọng. Sở dĩ như vậy là do chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng axit uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gút.

Người bị suy tuyến giáp

Đậu phụ có thành phần chất isoflavone một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Tuy nhiên, hoạt chất này nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

Thận thì có liên quan gì đến đậu phụ? Tin buồn là, đậu phụ chứa nhiều đạm thực vật (protein thực vật), sẽ gây ra áp lực làm việc cho thận, khiến thận phải bài tiết các chất thải chứa đạm thực vật nhiều hơn.

Nếu ăn đậu phụ liên tục trong thực đơn hàng ngày, con người dễ đi tiểu tiện nhiều, đau lưng… Với những người có bệnh thận, suy giảm chức năng thận, hoặc người già… thì nguy cơ ăn nhiều đậu phụ hại thận càng cao. Đặc biệt, những người bị sỏi thận thường được khuyến cáo không nên ăn đậu phụ.

Lời khuyên là nên tránh ăn đậu phụ nếu bạn có tiền sử các bệnh về thận. Người già chỉ nên ăn đậu phụ vừa phải, cân đối trong thực đơn hàng ngày.

Khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón

Do rất giàu protein, nên ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, quá trình phân giải protein cũng bị quá tải khi ăn quá nhiều đậu phụ, gây ra khó tiêu, đầy bụng. Người ăn nhiều đậu phụ thậm chí có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón vì lý do này.

Nên tránh xa đậu phụ nếu bạn bị thiếu máu, thiếu sắt, đang phải bổ sung sắt cho cơ thể. Người bị rối loạn tiêu hóa càng phải loại bỏ đậu phụ trong khẩu phần ăn, tránh làm cho bệnh của mình thêm trầm trọng.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT