Ăn rau ngót kiểu này là bạn đang tự rước họa vào thân

Chuyên gia nói gì 28/11/2016 14:17

Rau ngót là loại rau cực kỳ bổ dưỡng và được nhiều gia đình sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, nó có thể gây hại khôn lường cho sức khỏe nếu bạn không biết những điều này.

Rau ngót là loại rau quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của mọi gia đình Việt Nam. Là loại rau lành tính, thanh mát, rất nhiều người trồng loại rau này để vừa ăn vừa làm thuốc. Không chỉ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, lá ngót còn có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. 

Xét về giá trị dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng của rau ngót gồm protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và A...vv. Theo nghiên cứu, 100g lá ngót chứa: 59 cal năng lượng, 6.4g protein, 1.0g chất béo, 9.9g carbohydrate, 1.5g chất xơ, 1.7g tro, 233mg canxi, 98 mg phốt pho, 3.5mg sắt, carotene 10,020 mcg (vitamin A), B và C 164mg, và 81g nước.

Ăn rau ngót kiểu này là bạn đang tự rước họa vào thân - Ảnh 1
Lá rau ngót tốt, nhưng không phải ai cũng hợp - Ảnh minh họa

Lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, nó còn chứa một số hợp chất aliphatic. Lá rau ngót có tác dụng thúc đẩy tuyến sữa tiết sữa, do đó nhiều chị em cho con bú thường sử dụng rau ngót. Rau ngót cũng chứa ephedrine rất tốt cho những ai bị cảm cúm.

Lá rau ngót chứa nhiều vitamin C, cao hơn cả cam hoặc ổi. Ngoài việc thúc đẩy sản xuất sữa mẹ, lá rau ngót còn có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, kể cả việc khơi dậy ham muốn tình dục, do đó cực tốt cho quý ông.

Ngoài ra, lá rau ngót có nhiều dưỡng chất thực vật có tác dụng chữa bệnh. Nó chứa ít nhất 7 hợp chất có thể kích thích việc tổng hợp các hormone steroid (như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoids) và các hợp chất eikosanoid (bao gồm prostagladins, prostacyclin, thromboxane, lipoksin và keukotrienes).

Với những lợi ích sức khỏe kể trên, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người dùng rau ngót hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hợp với rau ngót. Một số người có thể mắc bệnh, thậm chí gặp nguy hiểm tính mạng nếu ăn rau ngót.

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn phải lưu ý khi ăn loại rau này để không gây hại cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình:

Người thiếu canxi và còi xương không nên ăn

Rau ngót có thể gây cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho do glukokortokoid, vốn là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót. Do đó, người bị thiếu canxi và còi xương nên hạn chế ăn rau ngót nếu không muốn bệnh nặng hơn.

Người khó ngủ

Những ai bị khó ngủ, nhất là người già, nên tránh ăn nhiều lá ngót vì nó chứa chất gây mất ngủ. Theo một nghiên cứu tại Đài Loan, những người tiêu thụ nước ép lá ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã bị tình trạng khó ngủ, ăn uống không ngon và khó thở. Triệu chứng này biến mất 1 ngày sau khi ngừng ăn lá ngót.

Người bị sỏi thận và có nguy cơ cao mắc sỏi thận

Những ai bị sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc sỏi thận không nên ăn nhiều rau ngót. Sỏi thận hình thành do cơ thể hấp thụ quá nhiều oxalate mà trong rau ngót chứa nhiều vitamin C, làm gia tăng lượng oxalate trong cơ thể.

Ăn rau ngót kiểu này là bạn đang tự rước họa vào thân - Ảnh 2
Hạn chế ăn rau ngót nếu bạn bị sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc sỏi thận cao, vì rau ngót chứa nhiều vitamin C - Ảnh minh họa

Rối loạn chức năng phổi

Nếu tiêu thụ lá rau ngót với số lượng lớn trong thời gian dài, bạn có thể bị rối loạn chức năng phổi do trong rau ngót có chứa hợp chất papaverine, vốn là hợp chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện.

Phụ nữ mang thai

Lá rau ngót cực tốt cho phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh hoặc sau sẩy thai, nạo phá thai, đẻ non. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế ăn rau ngót nếu không muốn gặp nguy cơ sẩy thai. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy, lá rau ngót tăng co bóp tử cung. Đó là vì hợp chất papaverin trong rau ngót tươi có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung. Do đó, thai phụ được khuyến cáo không nên ăn nhiều rau ngót, đặc biệt là uống nước rau ngót sống trong giai đoạn mang thai để tránh hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, một số chị em phụ nữ thường có thói quen vò nát rau ngót trước khi nấu với quan điểm cho rằng giúp rau nhanh chín và mềm hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm khiến rau ngót mất chất dinh dưỡng, nhất là vitamin. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn đừng nên làm điều này.

Để giảm tác dụng phụ của rau ngót, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn với số lượng nhỏ (tối đa 50g/ngày), nên nấu chín và không ăn liên tục trong 3 tháng. 

Hãy lưu ý để bảo vệ sức khỏe của gia đình nhé!

 

Xem thêm: mang thai 2 tuần có biểu hiện gì, cách làm món lẩu hải sản

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT