Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'!

Chăm sóc da 12/12/2017 16:22

Viêm da dẫn đến hiện tượng mẩn đỏ, gây ngứa và dễ để lại sẹo thâm xấu xí. Dưới đây là nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tình trạng này.

Dị ứng da mẩn ngứa là cơ năng chung của nhiều bệnh viêm da phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng kém. Các bệnh này tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc tìm ra nguyên nhân và điều trị lại ngược lại hoàn toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây dị ứng da mẩn ngứa thường gặp người bệnh cần nắm được để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khi mắc bệnh.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC LOẠI VIÊM DA THƯỜNG GẶP

1. Bệnh vẩy nến

Joshua Zeichener – Giám đốc nghiên cứu về mỹ phẩm và lâm sàng về da liễu tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York, cho biết: “Bệnh vẩy nến là một bệnh da mãn tính thường gặp do tăng sinh tế bào và viêm. Tổn thương da đặc trưng thường gặp ở những mảng màu đỏ, bề mặt tróc vẩy, giới hạn rất rõ, với vị trí phân bố thường thường ở mặt duỗi của chi và da đầu, thậm chí là bộ phận sinh dục”.

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 1

Bác sĩ da liễu Tsippora Shainhouse – bác sĩ da liễu kiêm giáo viên hướng dẫn lâm sàng tại Đại học Nam California cho biết thêm: “ Vẩy nến không lây từ người bệnh qua người khác, cũng như không lây từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vẩy nến có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố mẹ đều bệnh)”.

Ông còn cho biết thêm “Vẩy nến thường biểu hiện ở dưới dạng những mảng màu đỏ, tróc vẩy ở bề mặt, giới hạn rất rõ. Vị trí có thể bất kỳ nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương thiêng. Người mắc bệnh vẩy nến thường không ngứa, tuy nhiên một số có thể ngứa, châm chích, bỏng rát. Những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài tổn thương da, một số người có thể bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, hoặc đổi màu vàng nâu, hoặc móng dày hoặc hư toàn bộ móng”.

2. Bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông là bệnh ngoài da, tổn thương thường gặp ở mặt duỗi cánh tay, đùi, cẳng chân. Bệnh thường xuất hiện ở những người có da khô. Đa số các nhà chuyên môn cho rằng đây là bệnh liên quan đến thiếu vitamin A, C, thiểu năng tuyến giáp, tiếp xúc với hóa chất, có liên quan đến thể tạng dị ứng,…

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 2

Bác sĩ Shainhouse cho biết “Dày sừng nang lông có thể do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông. Keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường nó được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra. Trong bệnh dày sừng nang lông thì chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân long, khiến sợi lông không mọc ra ngoài được. Đây là bệnh có thể liên quan đến yếu tố di  truyền.”

Để tránh có nguy cơ mắc phải loại bệnh này, bạn có thể tham khảo loại kem tẩy da chết của ELF để tẩy da chết cho da 3 lần/1 tuần.

3. Bệnh u mạch

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 3

Shainhouse nói rằng “U mạch là bệnh trên da khá phổ biến với những người quá 30 tuổi, nguyên nhân gây u mạch hiện chưa được phát hiện nhưng chúng có xu hướng được di truyền trong gia đình. U mạch có biểu hiện là những đốm sáng đỏ, nhỏ bằng đầu kim, do các mạch máu bị dãn ra. Chúng không nguy hiểm nhưng thường khiến người bệnh khó chịu, có thể điều trị bằng phương pháp laser hoặc tiểu phẫu để loại bỏ”.

4. Viêm nang lông

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 4

“Viêm nang lông là sự nhiễm trùng của các nang tóc, nó xuất hiện như những vết da gà trắng và có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể. Viêm nang lông được gây ra bởi vi khuẩn trên da, chẳng hạn khi bạn không thay quần áo ướt sau khi tập thể dục xong, hoặc cạo râu không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da này. Viêm nang lông có thể điều trị bằng cách uống thuốc kháng sinh” – theo Shainhouse.

5. Vỡ mao mạch

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 5

John Diaz – bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được chứng nhận bởi Hội đồng quản trị của Beverly Hills chho biết “Vỡ mao mạch hay còn gọi là tình trạng mạch máu và gân nổi lên trên bề mặt da khiến khu vực mặt, mũi, má cằm và bụng và nhiều phần khác trên cơ thể bị ửng đỏ hoặc xanh, nhìn gần sẽ thấy những mạch máu nhỏ li ti hình nhánh cây hoặc mạng nhện. Một số lý do phổ biến nhất khiến các mao mạch bị vỡ là do sự thay đổi hoocmon, da mặt bị tổn thương do tia UV,… Nếu là bị vỡ mao mạch do thay đổi tiết tố thì một thời gian sau các vết đỏ này sẽ biến mất đi. Còn nếu da bị tổn thương do tia bức xạ mặt trời, bạn nên đi khám ở các bệnh viện da liễu để điều trị.”

6. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Chuyên gia về thẩm mĩ, bác sĩ Joel Schlessinger giải thích rằng “Những người bị bệnh tiểu đường thường có nhiều nguy cơ cao bị nhiễm trùng da, từ đó da họ thường xuyên bị phát ban hay nổi da gà. Những người bị tiểu đường thường bị các bệnh như u hạt vòng và u vàng phát ban.”

7. Mỹ phẩm

Shelessinger cũng cho biết rằng những thành phần trong mỹ phẩm, đặc biệt là các thành phần trong những sản phẩm chăm sóc tóc bạn đang sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến viêm da ở con người. Ông nói “Mặc dù thuốc nhuộm tóc là “thủ phạm” phổ biến nhất, nhưng các sản phẩm chăm sóc tóc khác như dầu gội đầu, dầu da, keo xịt tóc,.. thường rất nhờn và có chứa phân tử nặng ở dạng cream, dầu, dạng mỡ hoặc dạng xịt cũng có thể là nguyên nhân khiến cho da bị dị ứng, mẩn đỏ,…”

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 6

Sản phẩm chăm sóc tóc luôn tiềm ẩn nguy cơ gây nên tình trạng da nổi nhiều mụn, mà bất cứ chị em nào cũng không nên xem thường. Việc dùng các sản phẩm chăm sóc tóc, làm tóc nên cân nhắc lựa chọn loại đảm bảo chất lượng, có sự tư vấn của chuyên gia thẩm mỹ.

Dưới đây là 2 cách khắc phục tình trạng da bị mẩn đỏ, sẹo thâm, bạn có thể áp dụng nhé!

HAI CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIÊM DA NGAY TẠI NHÀ

Cách trị sẹo thâm bằng gừng tươi

Nguyên liệu: gừng tươi

Cách làm:

+ Bạn chọn củ gừng thật tươi, tiếp theo rửa thật sạch.

+ Sau đó cắt gừng tươi thành lát mỏng rồi chà nhẹ lên các vết sẹo thâm do mụn.

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 7

+ Hoặc bạn có thể dập nát củ gừng sau đó bọc và túi vải, nhẹ nhàng miết lên vùng da bị thâm chừng 3-5 phút.

Hãy lặp đi lặp lại 3 lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo do mụn gây ra sẽ mờ dần và làn da của bạn cũng mềm mại và trắng sáng hơn.

Cách điều trị sẹo mụn bằng củ nghệ

Hoạt chất có tên là curcumin trong bột nghệ có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh mẽ, giúp làm mờ sẹo mụn, sẹo thâm hiệu quả.

Cách thực hiện:

+ Bạn rửa mặt và tẩy da chết để làn da được sạch trước khi đắp mặt nạ.

+ Cho 1 thìa cà phê bột nghệ hòa vào chút nước khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt.

Dù viêm da hay sẹo, đây là 2 cách khiến bạn không còn phải 'lăn tăn'! - Ảnh 8

+ Bạn thoa đều mặt nạ nghệ nằm thư giãn, giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi gỡ mặt nạ ra.

+ Rửa mặt lại với nước một lần nữa rồi thoa nước hoa hồng cho da.

Chúc các bạn gái áp dụng thành công và luôn xinh đẹp nhé!

Hơn cả mỹ phẩm đắt tiền, nếu dùng 5 viên Aspirin như thế này da trắng mịn như trứng gà bóc, không lo sạm đen trở lại, hết viêm chân lông

Làm trắng da không quá khó và tốn kém như nhiều người nghĩ, chỉ với nguyên liệu dễ kiếm thế này, bạn hoàn toàn có thể "đổi màu" cho làn da của mình.

TIN MỚI NHẤT