Từ cháu bé 5 tuổi phải cấp cứu đến những hệ lụy khôn lường khi tự ý dùng thuốc ho cho trẻ

Chăm sóc con 07/05/2018 06:45

Việc lạm dụng corticoid để điều trị ho đã để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Trường hợp cháu bé 5 tuổi (Sơn La) phải cấp cứu vì bị suy thượng thận vừa qua là một trường hợp điển hình.

Vừa qua, cháu bé 5 tuổi, ở Sơn La được gia đình đưa đến BV Nội tiết Trung ương khám vì có tình trạng béo phì, tăng 4kg chỉ trong thời gian ngắn, mặt nặng, mọc rậm lông vùng mặt và ria mép.

Tại đây, bác sĩ đã chẩn đoán bé bị suy thượng thận do sử dụng corticoid.

Từ cháu bé 5 tuổi phải cấp cứu đến những hệ lụy khôn lường khi tự ý dùng thuốc ho cho trẻ - Ảnh 1
Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhi đang dần được cải thiện. Ảnh: Dân trí

Người nhà cho biết, trước thời điểm nhập viện 4 tháng, bé D. bị ho, sốt, sau khi thăm khám, bé được chẩn đoán viêm tiểu phế quản đã điều trị nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Gia đình đã tự ý đưa trẻ tới phòng khám tư và được cho tiêm corticoid. Sau khi tiêm trẻ đỡ ho nhanh nhưng xuât hiện tình trạng tăng cân nhanh một cách nhanh chóng và mọc lông ở vùng mặt và ria mép.

Theo các chuyên gia cho biết, việc sử dụng corticoid không đúng liều lượng, liều lượng cao, kéo dài không có những biện pháp hỗ trợ điều trị để giảm bớt các độc tính của thuốc, corticoid có thể gây ra rất nhiều các tai biến nguy hiểm cho người bệnh như: suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, xẹp đốt sống, gù vẹo cột sống, tăng đường máu, tăng huyết áp, teo cơ, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đục thủy tinh thể, suy giảm chức năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ hội… đặc biệt khi việc lạm dụng corticoid lại xảy ra ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Cũng theo các chuyên gia, không tự ý dùng corticoid dưới mọi hình thức nếu như chưa có chỉ định từ bác sĩ, đồng thời khi thấy các dấu hiệu bất thường trong cơ thể cần đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín và theo đúng chuyên khoa, không nên dễ dàng nghe theo những lời mách bảo thiếu căn cứ.

Một số sai lầm khi trị ho cho trẻ rất nhiều mẹ đang mắc phải

Tự ý dùng thuốc

Từ cháu bé 5 tuổi phải cấp cứu đến những hệ lụy khôn lường khi tự ý dùng thuốc ho cho trẻ - Ảnh 2

 Rất nhiều người cứ thấy biểu hiệu của ho hay nóng, sốt… (giống bệnh lần trước) là tự ý mua thuốc theo đơn cũ về dùng. Ngoài ra, nhiều người còn tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thậm chí kháng sinh mạnh để “dập” bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng này rất nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, dùng thuốc cho trẻ cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất là cần thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

Tự ý dùng thuốc ngậm ho

Một số người khi thấy có triệu chứng ho hay viêm đau họng là tự ý mua thuốc ngậm. Thuốc ngậm tuy có khả năng làm dịu đi các triệu chứng viêm họng tức thì nhưng lại vô tình bỏ lỡ cơ hội được điều trị.

Việc phải ngậm thuốc liên tục như vậy khiến bệnh nhân ngày một lệ thuộc vào thuốc, không chỉ thế, nó còn khiến đờm bị ứ lại mà không tiết được ra ngoài, nếu lâu ngày sẽ biến chứng thành viêm đường hô hấp mạn tính, vừa nguy hiểm khó điều trị dứt điểm.

Tự ý dừng thuốc khi triệu chứng ho giảm

Từ cháu bé 5 tuổi phải cấp cứu đến những hệ lụy khôn lường khi tự ý dùng thuốc ho cho trẻ - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Một liệu trình của kháng sinh ít nhất phải kéo dài từ 5 đến 7 ngày hoặc có thể dài hơn do chỉ định của bác sĩ. Rất nhiều người khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm là tự ý dùng thuốc với suy nghĩ dùng nhiều gây hại.

Theo các chuyên gia, điều này vô cùng nguy hiểm, và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”.

Kiêng ăn khi trẻ bị ho

Nhiều người cho rằng những thực phẩm tanh như cua, tôm, thịt gà… là những món cần kiêng khi bị ho. Tuy nhiên lại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh vấn đề này. Việc quá kiêng khem lâu ngày dễ dẫn đến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi, sức đề kháng kém dễ nhiễm bệnh nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, cần xác định nguyên nhân ho để có chế độ ăn hợp lý, những người ho nhiều đờm thì cần kiêng ăn nhiều đồ nếp, còn những người bị ho do hen suyễn thì cần tránh những thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, sữa bò…

Lời khuyên của thầy thuốc về cách cho trẻ uống thuốc an toàn

- Lưu lại một danh sách tất cả các loại thuốc mà bé đang dùng.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, để thuốc xa tầm tay của trẻ...

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: liều lượng sử dụng, thời điểm dùng thuốc, đối tượng không được dùng thuốc, phản ứng phụ có thể xảy ra, các tương tác thuốc...

- Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé sau khi sử dụng thuốc thì phải báo ngay cho bác sĩ.

Chuyên gia dinh dưỡng “kể tội" bố mẹ khiến trẻ lười ăn

TS .Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàng ngày tại Trung tâm có tới trên 60 % trẻ đến khám dinh dưỡng với nguyên nhân là biếng ăn, nhưng thực chất đúng biếng ăn do bác sĩ chẩn đoán chỉ khoảng 40%, còn lại là ngộ nhận. Việc biếng ăn của trẻ cũng có một sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn.

TIN MỚI NHẤT