Sai lầm khi cho con uống thuốc, cha mẹ có thể hại con mà không biết

Chăm sóc con 09/11/2017 04:46

Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi phụ huynh cho con uống thuốc nhưng lại sai cách, sai liều lượng, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí cướp đi sinh mạng của con.

Trong hầu hết các gia đình nuôi con nhỏ đều có sẵn một tủ thuốc nhỏ, nào là thuốc cúm, hạ sốt, thuốc tiêu chảy… Chỉ cần con có một chút dấu hiệu bị ốm là cha mẹ lấy luôn thuốc cho con uống với mục đích “chặn ngay không nặng rồi khó chữa”. Tất nhiên, chữa càng sớm càng tốt là đúng nhưng việc bố mẹ "tự làm bác sĩ cho con" có thể sẽ vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng, không ai lường trước được.

Sai lầm khi cho con uống thuốc, cha mẹ có thể hại con mà không biết - Ảnh 1
Rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra khi cha mẹ tự ý cho con uống thuốc(Ảnh minh họa).

Minh chứng là vụ việc mới đây xảy ra ở Tp.HCM. Một bé gái 12 tuổi ở đã phải nhập viện cấp cứu vì mẹ cho uống thuốc hạ đường huyết của người lớn. Ngày xảy ra sự việc, bé gái có triệu chứng mệt mỏi, người mẹ dùng máy đo đường huyết của mình để thử luôn cho con. Sau khi thấy lượng đường của con lên đến 200mg/dl, người mẹ cho rằng con bị tiểu đường giống mình nên chị vô tư bẻ đôi viên thuốc trị tiểu đường của mình cho con uống.


Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi phụ huynh cho con uống thuốc nhưng lại sai cách, sai liều lượng, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí cướp đi sinh mạng của con.

Hồi giữa tháng 10 vừa qua, một bà mẹ ở Tp.HCM đã phải khóc lóc cầu cứu bác sĩ khi vì trong lúc mất tập trung, thiếu suy nghĩ, chị đã lấy thuốc hạ sốt để đặt hậu môn cho bé thì lại nhét nhầm vào… vùng kín của con.

Ngày 20/10 vừa qua, một bé gái 14 tháng tuổi ở Staten Island, New York (Mỹ) đã qua đời vì uống thuốc giảm đau (loại dành cho người lớn) quá liều. Hoặc như trường hợp của chị Karen Prignano ở Springfield, New Jersey (Mỹ). Chị Karen trở về từ hiệu thuốc với một túi thuốc trên tay để điều trị đau mắt đỏ cho cô con gái 6 tuổi. Nghe rõ lời dặn dò của bác sĩ, chị lấy lọ thuốc nhỏ vài giọt vào mắt con, xong rồi nhìn nhãn trên lọ thuốc chị mới tá hỏa nhận ra đó là thuốc nhỏ tai, chứ không phải nhỏ mắt. Karen lập tức gọi điện đến hiệu thuốc và nhận ra rằng dược sĩ đã đưa nhầm thuốc cho cô. Lỗi của dược sĩ đúng là “không thể tha thứ” nhưng Karen cũng có 1 phần lỗi vì đã không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc.

Theo số liệu từ trang parents.com, mỗi năm có đến 71.000 trường hợp trẻ em ở Mỹ phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc. Có thể do những nguyên nhân khách quan như trẻ tưởng nhầm thuốc là kẹo, hoặc tò mò nên đưa vào miệng nhưng cũng có rất nhiều trường hợp do lỗi của bố mẹ.

Sai lầm khi cho con uống thuốc, cha mẹ có thể hại con mà không biết - Ảnh 2
Cho con uống thuốc sai liều lượng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé (Ảnh minh họa).


Dưới đây là những sai lầm phổ biến của hầu hết các bậc cha mẹ khi cho con uống thuốc:

1. Cho con uống thuốc dành cho người lớn
Một số cha mẹ có thói quen cho con cái uống những loại thuốc mà chính mình trước đây đã uống và cảm thấy hiệu quả tốt.

Nhưng trẻ em không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn, gan của trẻ chưa trưởng thành, chức năng giải độc của gan và bài tiết của thận không giống như người lớn. Bên cạnh đó, não của trẻ cũng chưa đủ sức chịu đựng như của người lớn. Việc dùng thuốc của người lớn cho trẻ uống (dù đã giảm liều lượng) không phải là cách hiệu quả, an toàn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

2. Cho con uống thuốc quá liều lượng

Hầu hết các liều lượng thuốc dành cho trẻ em đều dựa vào trọng lượng cơ thể của trẻ. Cũng có một số loại thuốc được hướng dẫn dùng theo độ tuổi, điều này cũng dựa trên ước tính về trọng lượng theo tuổi.

Một số phụ huynh cho rằng cho con uống nhiều hơn một chút so với chỉ định cũng không sao, tăng liều lượng để con mau khỏi bệnh, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đối với thuốc dạng lỏng, cha mẹ nên dùng xi-lanh có đánh dấu vạch ml rõ ràng để đong lượng thuốc cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh áng chừng bằng thìa hoặc muỗng vì thìa trong mỗi gia đình cũng có kích thước khác nhau, không thể đánh đồng tất cả. Còn đối với thuốc dạng viên nén thì bố mẹ không nên tăng thêm số lượng viên, việc đó không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.

Sai lầm khi cho con uống thuốc, cha mẹ có thể hại con mà không biết - Ảnh 3
Tránh áng chừng bằng thìa hoặc muỗng vì thìa trong mỗi gia đình cũng có kích thước khác nhau, không thể đánh đồng tất cả (Ảnh minh họa).

3. Nhầm đơn vị thuốc

Thuốc có nhiều loại đơn vị, bao gồm miligam (viên), mililit (chất lỏng), microgam (thuốc xịt)… Dược sĩ có thể sẽ phải đổi sang đơn vị khác để kê theo toa. Vậy nên cách tốt nhất là bố mẹ nên hỏi thật kỹ người kê đơn thuốc, người bán thuốc và đảm bảo rằng mình đã hiểu rõ các đơn vị để tránh nhầm lẫn dẫn đến dùng sai liều lượng.

4. Cho con uống sai loại thuốc

Giữa một tủ thuốc có hàng tá những loại thuốc cho cả gia đình, nào là thuốc ho, thuốc sốt, cảm cúm… Nếu không chú ý và chỉ cần một chút bất cẩn là bố mẹ có thể gây họa vì cho con uống sai loại thuốc.

Khi mua thuốc về bạn không nên xé bỏ nhãn mác, tem, hộp phía ngoài và không vứt bỏ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Đánh dấu rõ ràng thuốc dành cho người lớn và cho trẻ nhỏ. Thuốc nào thì để đúng lọ có nhãn mác của nó để tránh “râu ông nọ cắm cẳm bà kia”.

5. Dùng thuốc sai cách

Thuốc nhỏ tai thì không thể nhỏ mắt, thuốc bôi trên da thì không thể cho lên uống... Nếu không có tìm hiểu kỹ càng và nghe tư vấn của bác sĩ, bố mẹ có thể sẽ dùng thuốc sai cách, gây hậu quả khó lường.

Những “mẹo” dùng thuốc để tránh làm tổn hại sức khỏe của bé

- Để tránh nhầm lẫn, lúc nhớ lúc quên, thì cha mẹ nên có một danh sách những loại thuốc hiện tại của con mình. Nếu mua thêm loại thuốc khác, bạn hãy hỏi thật kỹ bác sĩ về cách dùng, liều lượng và chỉ định.

- Để tủ thuốc ở trên cao, tránh xa tầm với của trẻ.

- Báo ngay cho bác sĩ khi thấy con có hiện tượng dị ứng với thuốc.

- Dạy con cách phân biệt để tránh trường hợp con nhầm lẫn thuốc là kẹo ăn được.

Mẹo cho con uống thuốc "một phát hết veo" của mẹ Anh được nghìn người chia sẻ

Chỉ với 2 dụng cụ và 3 bước đơn giản, bà mẹ người Anh đã nhanh chóng cho con sơ sinh uống xong chỗ thuốc hạ sốt mà không cần phải ép.

TIN MỚI NHẤT