Lý giải thói quen mút tay ở trẻ em và lời cảnh báo của bác sĩ

Chăm sóc con 02/05/2018 11:53

Mút tay là thói quen thường gặp ở trẻ sơ sinh, hình thành ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Mút tay giúp bé cảm thấy an toàn hơn nhưng trên thực tế, thói quen này cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển hàm răng và xương tay của bé.

Vì sao trẻ hay mút tay?

Đa số các mẹ đều bắt gặp hình ảnh con mình nằm yên mút tay trong nôi mà không hề quấy khóc. Thói quen này là hoạt động yêu thích của bé trong những tháng đầu đời.

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, mút tay là hiện tượng tự nhiên với thông điệp gửi đến mẹ rằng trẻ đói, trẻ muốn bú sữa. Cho tay vào mồm bé khiến bé có cảm giác an toàn hơn. Hoạt động này có thể là sự tiếp nối hoạt động của trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

Lý giải thói quen mút tay ở trẻ em và lời cảnh báo của bác sĩ - Ảnh 1
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thói quen mút tay - Ảnh minh họa: Internet

Sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ dần bỏ thói quen mút tay. Thống kê cho thấy có khoảng 70 – 90% trẻ em có thói quen mút ngón tay cái nhưng hầu hết sẽ từ bỏ hành động này khi được 3 – 5 tuổi. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ em đến tuổi đi học mẫu giáo vẫn đưa tay lên miệng mút như hành động vô thức khi cảm thấy bất an.

Trẻ mút tay có sao không?

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết thói quen mút tay ở trẻ em hoàn toàn có hại. Mút tay sẽ ảnh hưởng đến ngón tay của bé. Nếu trẻ có động tác mút tay mạnh và liên tục, có thể nhai hoặc dùng lưỡi đẩy sẽ gây tổn thương vùng da tay, ngón tay bị nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da mủ. Nếu tác động mạnh có thể làm biến dạng xương ngón tay, hình dạng ngón tay trở nên bất thường.

Lý giải thói quen mút tay ở trẻ em và lời cảnh báo của bác sĩ - Ảnh 2
Thói quen mút tay hoàn toàn không tốt cho trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Thói quen này còn ảnh hưởng đến sự phát triển hàm răng của trẻ. Trẻ từ 5 – 6 tuổi đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn thường xuyên mút ngót tay có thể gây tổn thương răng và hàm. Mút tay mạnh và liên tục có thể gây biến dạng làm hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hoặc bị móm (một hàm thụt vào trong).

Nghiêm trọng hơn, ngón tay nhiễm khuẩn của bé khi cho vào miệng là nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu hóa, giun sán, tay chân miệng…..

Làm thế nào để giúp bé bỏ thói quen mút tay?

Mút tay là thói quen của trẻ sơ sinh khi đói, do đó, mẹ nên đảm bảo cho bé bú đủ để tránh thói quen đưa ngón tay lên miệng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo các bậc cha mẹ phải ngăn ngừa tật mút tay ở bé từ sớm. Khi thấy bé mút tay, mẹ nên lấy tay bé ra. Sau đó cho bé cầm vật dụng khác to hơn hoặc khuyến khích bé chơi trò chơi khác theo nguyên tắc dùng hành vi để thay đổi hành vi.

Lý giải thói quen mút tay ở trẻ em và lời cảnh báo của bác sĩ - Ảnh 3
Mẹ nên tập cho bé từ bỏ thói quen mút tay sớm càng tốt - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên đã hiểu từ từ ‘Không!’, khi thấy bé mút tay, mẹ nên nói: ‘Con không nên mút tay!’ để nhắc nhở bé, lâu dần thành thói quen, bé sẽ hiểu điều mẹ muốn nói. Nếu bé vẫn giữ thói quen này, mẹ có thể dùng dụng cụ hỗ trợ hoặc bôi chất có vị đắng nhưng an toàn lên ngón tay bé hay mút” – bác sĩ Khanh thông tin.

8 nguyên tắc cha mẹ cần biết để giúp trẻ tránh bị xâm hại

Chỉ cần lên Google tìm kiếm, trong 0,3 giây sẽ cho ra hàng ngàn kết quả về cách giáo dục trẻ tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ xâm hại như quy tắc đồ lót, quy tắc năm ngón tay... Nhưng theo cây viết trẻ Hàn Băng Vũ, chính cha mẹ cũng phải tự chấn chỉnh lại mình trước khi dạy con tự vệ.

TIN MỚI NHẤT