Gừng tươi: Phương thuốc quý trị tiêu chảy cho người lớn và trẻ nhỏ cực hiệu quả

Chăm sóc con 28/04/2017 00:01

Trong cuộc sống người Việt, gừng là một loại gia vị nấu ăn quen thuộc không thể thiếu. Ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, gừng còn được dùng để trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tiêu chảy.

Gừng có tính ấm, các nghiên cứu cho thấy dịch nước chiết xuất từ gừng có chứa Zingerme, một loại hợp chất có thể tấn công và ức chế các chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Es.Coli gây ra.

Với tác dụng tuyệt vời này của gừng có thể ứng dụng để sản xuất các loại bệnh chữa tiêu chảy vừa đem lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm chi phí. 

Lương y Ngô Thị Mai (ngụ 801/23A đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu phố 5, phường 26, quận Bình Thạnh) cho biết, bệnh tiêu chảy lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.

Gừng tươi: Phương thuốc quý trị tiêu chảy cho người lớn và trẻ nhỏ cực hiệu quả - Ảnh 1
Lương y Ngô Thị Mai 

Những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy thường là những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Bài thuốc trị căn bệnh tiêu chảy của lương y Ngô Thị Mai là một bài thuốc gồm duy nhất một vị gừng. Thế nhưng, bài thuốc đã được lương y chữa trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân bị căn bệnh quái ác này. Lương y Mai hướng dẫn, đây nên là bài thuốc “nằm lòng” của người dân, vì dễ làm, dễ nhớ và hiệu quả. Mỗi khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy, mỗi người nên nhớ sẽ rất giúp ích người bệnh.

Một số cách sử dụng gừng trị tiêu chảy

Bài 1: Đối với những người bị tiêu chảy, nôn ói do bị ngộ độc thức ăn có thể dùng bài thuốc dùng gừng độc vị: Củ gừng đem rửa sạch sau đó nướng lên. Cạo vỏ củ gừng đã nướng, rửa lại cho sạch và cắt lát thành từng miếng. Người bệnh có thể hãm gừng như cách hãm trà rồi uống. Do các bệnh nhân bị tiêu chảy tỳ vị bị tổn thương, củ gừng nướng có tác dụng ôn ấm lại tỳ vị, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng cầm tiêu chảy.

Bài 2: Đối với trường hợp người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, cảm thấy đau bụng, sôi bụng, người lúc nóng lúc lạnh và cảm thấy đau đầu có thể áp dụng bài thuốc: Dùng 5 lát gừng tươi kết hợp với tía tô (6g), củ sả và vỏ quýt sao thơm (mỗi vị 20g). Tất cả đem sắc với 2 bát nước (bát ăn cơm) còn 1 bát, uống khi còn nóng sẽ hiệu nghiệm.

Bài 3: Với những người bị tiêu chảy do nhiễm lạnh hoặc do ăn đồ lạ, có thể nhanh chóng chữa khỏi bằng bài thuốc: Dùng 20g gừng tươi, 20g củ gấu giã dập và sao vàng, 20g búp ổi sao vàng, vỏ quýt và củ sả mỗi vị 20g sao thơm, đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia thành 2 lần uống trong ngày sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Gừng tươi: Phương thuốc quý trị tiêu chảy cho người lớn và trẻ nhỏ cực hiệu quả - Ảnh 2
Gừng rất tốt cho bệnh nhân tiêu chảy

Ngoài việc chữa bệnh tiêu chảy, lương y Mai cho biết, bài thuốc từ gừng còn có tác dụng hiệu quả trong việc chữa cảm hàn cho bệnh nhân. Theo đó, nếu bệnh nhân nào bị mắc mưa, lạnh dẫn đến cảm hàn, có thể cắt gừng thành miếng dày, cạo gió theo đốt sống lưng hoặc cắt gừng thành từng nhát tăm nhỏ nấu nước xông.

Bài thuốc này giúp bệnh nhân giải cảm hàn rất nhanh. Cũng theo lương y Ngô Thị Mai, một điều chú ý là những bệnh nhân bị cảm sốt (triệu chứng nóng) thì không được cạo gió hoặc xông bài thuốc gừng này. Ngoài ra bệnh nhân bị cao huyết áp mà bị cảm hàn cũng nên dùng lượng gừng ít hơn, nếu không sẽ nguy hại đến sức khỏe.

Tiêu chảy là căn bệnh phát xuất từ đường ăn uống, vì thế, muốn phòng trừ căn bệnh, bệnh nhân phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn uống. Phải thực hiện ăn chín uống sôi một cách cẩn thận. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh.

Thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng và chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn. Nguồn nước dùng nấu ăn, uống cũng phải là nguồn nước sạch, không sử dụng nước ao hồ, sông suối, không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn.

“Đặc biệt, khi bệnh nhân đã bị tiêu chảy cấp, người nhà phải đưa ngay đến gặp thầy thuốc để được thăm khám và hướng dẫn cách chữa trị. Không được để bệnh nhân ở nhà tự làm thuốc hoặc mua thuốc điều trị như bị tiêu chảy bình thường, vì nếu đã tiêu chảy cấp thì rất nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân”, nữ lương y chia sẻ.

Chú ý: Bài thuốc từ gừng tươi thích hợp sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

 

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT