9 cách hạ sốt cho trẻ tưởng tốt lại khiến bệnh nặng thêm và đây mới là 6 bước điều trị đúng trong mùa lạnh

Chăm sóc con 22/12/2017 04:39

Trẻ sốt vì mọc răng, tiêm phòng hay nhiễm virus truyền nhiễm khi thời tiết chuyển lạnh. Mẹ tức tốc áp dụng ngay cách hạ sốt vừa an toàn lại giúp con nhanh bình phục thần kỳ.

1. Nhiệt độ bình thường của cơ thể bé là bao nhiêu?

9 cách hạ sốt cho trẻ tưởng tốt lại khiến bệnh nặng thêm và đây mới là 6 bước điều trị đúng trong mùa lạnh - Ảnh 1
Trẻ nhỏ thường bị sốt khi thời tiết chuyển lạnh với biểu hiện ban đầu là nhiệt độ cơ thể tăng trên mức trung bình. Tuy nhiên mẹ cũng đừng tá hỏa vội vàng áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ ngay nhé bởi thân nhiệt trên mỗi vùng là khác nhau và tùy vào điều kiện thời tiết nữa. Chẳng hạn như:

- Nhiệt độ ở nách thường là 34,7 - 37,3 độ C.

- Nhiệt độ ở hậu môn khoảng 36,6 - 38 độ C.

- Nhiệt độ ở tai trung bình khoảng 35,8 - 38 độ C.

- Nhiệt độ ở miệng là 35,5 - 37,5 độ C.

Như vậy, nhiệt độ vượt quá các mức trên thì có thể kết luận con bị cảm rồi. Thân nhiệt từ 37,5 - 38 độ được xem là nhẹ, 38 - 39 độ thì cần hạ sốt ngay, từ 40 độ kèm dấu hiệu co giật kéo dài 20 giây thì mẹ đưa con đến ngay bệnh viện. Khi cặp nhiệt độ cho con, mẹ rất lưu ý thêm những điều sau nữa:

- Không để trẻ mặc áo dày quá.

- Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho trẻ 4 - 5 tuổi thôi.

- Nhiệt độ đúng đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng thường ở vị trí mông.

9 cách hạ sốt cho trẻ tưởng tốt lại khiến bệnh nặng thêm và đây mới là 6 bước điều trị đúng trong mùa lạnh - Ảnh 2
2. Cách hạ sốt cho trẻ "sai lè" mẹ tưởng vô hại lại hại không tưởng

Xác định con có sốt không bằng cảm giác của mình. Nhiều mẹ cứ đinh ninh trán bé nóng hầm hập nghĩa là sốt. Thực tế kinh nghiệm truyền miệng không phải lúc nào cũng chuẩn xác hoàn toàn đâu bởi thân nhiệt độ của trẻ khác hoàn toàn so với người lớn.

Tự ý cho con uống aspirin, ibuprofen. Những loại thuốc này có tác dụng phụ gây hại thận, loét dạ dày và một số triệu chứng hô hấp. Ngoài ra, việc cho con uống thuốc tùy tiện mà không cần bác sĩ kê toa cũng gây nguy hiểm, dẫn tới các biến chứng viêm tiêu phế quản, viêm phổi nặng hơn.

Dùng khăn lạnh đắp hai bên nách. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên dùng biện pháp này vì có thể gây bỏng lạnh, co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài.

Trùm chăn, mặc nhiều quần áo. Quan niệm cho về cách hạ sốt cho trẻ cần phải cho mặc đồ dày, ủ chăn, quấn tã để đổ môi hôi và giảm dần thân nhiệt. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây 2 cái hại. Một là, trong quá trình phát triển, não trẻ sẽ không có cơ hội tiếp xúc với nhiệt độ thực. Trẻ sẽ hay tái ốm sau này vì chức năng điều chỉnh nhiệt độ của não bị xáo trộn. Hai là, mồ hôi lạnh tiết ra sẽ thấm ngược trở lại khiến trẻ dễ bị viêm phổi.

Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng thuốc là thần dược mà chưa suy nghĩ thấu đáo rằng sốt chỉ là cơ chế phòng vệ của cơ thể trước sự xâm lăng của vi khuẩn. Nếu nhiệt độ trẻ dưới 38,5 độ C, mẹ chỉ cần áp dụng cách hạ sốt thông thường.

Không tắm rửa, chỉ sưởi ấm. Chỉ trong trường hợp sau khi tiêm phòng, da chốc lở tổn thương, nôn nhiều, tiêu chảy, sau khi ăn, mẹ không nên cho trẻ tắm mà chỉ cần lau qua người bằng khăn ấm là đủ rồi.

Dùng rượu để lau người. Rượu làm giãn nở mạch máu gây dị ứng, ngộ độc.

Cạo gió, cắt lể. Cách hạ sốt cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian này được dùng phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như khiến trẻ rối loạn động máu, không thể xác định vùng nào xuất huyết do bệnh hay do cạo gió. Mẹ tuyệt đối không dùng biện pháp này khi trẻ sốt nhé.

Bài thuốc dân gian. Có thể mẹ sẽ nghe đâu đó các biện pháp hạ sốt bằng cây nhọ nồi, diếp cá, dưa chuột, tinh dầu ô liu, chanh tươi, khoai tây. Tuy nhiên, những cách này chưa được kiểm chứng và kiểm nghiệm lâm sàng đầy đủ nên mẹ hãy thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước.

9 cách hạ sốt cho trẻ tưởng tốt lại khiến bệnh nặng thêm và đây mới là 6 bước điều trị đúng trong mùa lạnh - Ảnh 3
3. Các bước hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả

Tắm nước ấm đúng cách. Mẹ đóng cửa phòng kín gió, pha nước tắm nóng thấp hơn 3 độ so với thân nhiệt của trẻ. Tắm trong 5 phút, lau khô người, mặc quần áo thông thoáng cho trẻ. Nếu không thể tắm đúng kỹ thuật, mẹ chỉ cần lau vùng nách, cổ, bẹn, lưng là đủ. Tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn, ngủ sâu giấc và sớm bình phục.


Làm mát bằng khăn ấm. Đầu tiên, mẹ chườm ấm toàn bộ bề mặt da trong giai đoạn ngắn để giúp trẻ thải nhiệt. Tiếp đến, mẹ giải nhiệt tại nách, bẹn (có thể dùng nước mát). Cuối cùng, mẹ lau nước mát 30 độ toàn thân để giữ nhiệt, tránh co mạch. Đây cũng là cách hạ sốt cho trẻ mẹ áp dụng khi nhiệt độ của con dưới 38,5 độ C.

Uống đủ nước, bú sữa mẹ. Trẻ dưới 6 tháng khi sốt sẽ rất háo nước nên cần bổ sung dinh dưỡng qua dòng sữa mẹ thường xuyên. Với trẻ trên 6 tháng tuổi đã cai sữa, mẹ tham khảo các món cháo ăn dặm dinh dưỡng con ăn ngon miệng, chóng lành bệnh này. 


Không gian thoáng đãng. Khi chăm trẻ sốt, nhiệt độ phòng không quá nóng hay lạnh. Nếu dùng điều hòa, mẹ để chế độ dry để con thoải mái. Nếu dùng quạt, mẹ bật số nhẹ và không thổi gió trực tiếp vào con.

Mặc đủ áo. Mẹ lưu ý giữ ấm vùng tay, lưng, bụng và bàn chân và để cái đầu trẻ được thoải mái, không ủ kín quá kỹ. Không mặc nhiều hơn 4 lớp quần áo khiến trẻ khó cử động. Cũng không mặc quá ấm khiến mồ hôi lạnh thấm ngược vào trong cơ thể.

Chọn thuốc hạ sốt. Thuốc chứa thành phần paracetamol ít tác dụng phụ nên thường được dùng dưới dạng uống hoặc viên đặt hậu môn. Thuốc dùng liều lượng hợp lý như thế nào mẹ cần tham khảo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, khi các cách hạ sốt cho trẻ không hiệu quả, mẹ cần đưa con đi viện ngay nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như ngủ li bì, co giật, tay chân lạnh, nôn, cứng cổ, phồng mỏ ác, xuất huyết, tiêu chảy và có thân nhiệt trên 40 độ.

Hạ sốt cho trẻ bằng CHANH TƯƠI, con nhanh khỏi lại không hại gan hại thận

Chanh tươi là loại quả không thiếu trong bếp của các gia đình. Tuy nhiên lại rất ít mẹ biết cách hạ sốt cho con bằng quả chanh.

TIN MỚI NHẤT