6 sai lầm khi cho con ăn trứng gà mẹ tuyệt đối không được mắc phải

Chăm sóc con 16/01/2018 06:13

Trứng là loại thực phẩm rất giàu chất béo, bổ dưỡng với trẻ nhưng nếu mẹ cho con ăn trứng sai lầm thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Những sai lầm khi ăn trứng
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên nếu cho con ăn không đúng lúc và đúng cách, mẹ có thể sẽ vô tình làm hại con.

Dưới đây là một số sai lầm khi cho bé ăn trứng mà mẹ thường mắc phải:

6 sai lầm khi cho con ăn trứng gà mẹ tuyệt đối không được mắc phải - Ảnh 1
1. Trẻ dưới 1 tuổi

Mặc dù rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe song mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng khi chưa đầy 1 tuổi. Nguyên nhân là do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ.

Thậm chí với một số bé quá nhạy cảm, làn da bé cũng nhanh chóng bị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc đau bụng đi ngoài…

Vì vậy khi cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng, mẹ nên thử cho bé ăn với lượng nhỏ trước xem bé có bị dị ứng hay không.

2. Trẻ bị ốm, sốt

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi trẻ đang bị sốt, cảm cúm thì mẹ không nên cho ăn trứng. Bởi trong trứng chứa lượng protein cao sẽ làm thân nhiệt của trẻ tăng lên.

Ngoài ra, việc mẹ cho bé ăn trứng khi bị ốm làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, bé rất dễ bị đầy hơi, khó tiêu... do chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm.

3. Ăn trứng gà đã chín để qua đêm

Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.

4. Luộc trứng gà quá lâu

Trứng đun quá lâu thì lòng đỏ trứng và protein của các ion sắt sẽ kết hợp tạo ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng chiên quá kĩ có thể khiến các axit amin protein chuyển thành các chất hóa học, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Nếu luộc trứng thì tốt nhất nên luộc trong nước lạnh, đun sôi trong khoảng 3 phút. Trứng lòng đào một chút sẽ giữ được chất dinh dưỡng tốt và dễ hấp thụ cho cơ thể nhất.

5. Rán trứng quá kỹ

Khi đó, rìa mép trứng sẽ bị cháy, protein cao phân tử ở lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.

6. Ăn quá nhiều trứng

Là thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất đạm, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất…và rất nhiều dinh dưỡng khác song mẹ nên hạn chế cho bé ăn trứng. Việc tiêu thụ quá nhiều rất dễ gây tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ, ngoài ra còn khiến trẻ dậy thì sớm.

Theo ThS. BS Lê Thị Hải cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống:

- Trẻ 6-12 tháng: chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần, nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.

- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần

- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng, có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.

- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày, có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Chống suy dinh dưỡng, biến chứng sởi cho trẻ từ những thực phẩm thơm ngon lại dễ nấu

Sinh tố, sữa hạt và cháo đều là những món ăn vừa cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng vừa giúp trẻ mắc sởi ăn ngon miệng hơn.

TIN MỚI NHẤT