5 lý do vì sao mẹ khỏe mạnh vẫn sinh con thấp bé nhẹ cân

Chăm sóc con 12/01/2018 06:44

Cân nặng của bé khi ra đời là một trong những vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm nhất.

Khi mang bầu, chắc hẳn bà mẹ nào cũng ước đứa con mình sinh ra được bụ bẫm, khỏe mạnh.

Chính vì vậy mà cân nặng của con qua từng tháng thai kỳ và khi sinh ra luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm. Có không ít trường hợp bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng đứa bé sinh ra có thể trở nên khác biệt và có kích cỡ không đạt tiêu chuẩn so với kích cỡ trung bình của trẻ sơ sinh. Cân nặng của bé nhìn chung được ước tính dựa trên kích cỡ bụng bầu của mẹ.

5 lý do vì sao mẹ khỏe mạnh vẫn sinh con thấp bé nhẹ cân - Ảnh 1
Cân nặng của bé khi chào đời luôn là vấn đề được bố mẹ cực kỳ quan tâm. (Ảnh minh họa)

Có những phép tính thai kỳ và biểu đồ thai nhi mà các bác sĩ qua đó xác định kích thước trung bình của bé sau khi sinh. Thông thường, các mẹ bầu thường được đi xét nghiệm ở tuần thai kỳ thứ 32. Trong quá trình này, bác sĩ có thể chẩn đoán được trong tử cung có bất kỳ hạn chế phát triển nào hay không. Nếu như đứa bé sinh ra có cân nặng dưới 10 phần trăm tiêu chuẩn, thì đứa bé đó coi như đã gặp vấn đề.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tình trạng trên. Nhưng hiện tại, 5 nguyên nhân ảnh hưởng nhất đến cân nặng của bé khi mới sinh bao gồm:

Sinh non

Những bé bị sinh sớm hơn 37 tuần thường sẽ có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn. Hiện tại vẫn chưa có một lý giải rõ ràng về việc tại sao lại có hiện tượng sinh non, nhưng những nguyên nhân phổ biến của nó bao gồm các vấn đề sức khỏe của mẹ như bệnh truyền nhiễm (như nhiễm trùng bàng quang, rubella, giang mai, hay HIV, v.v..), bệnh lý về thận hay những vấn đề về cổ tử cung. Đôi khi vỡ ối non cũng là nguyên nhân khiến bé bị đẻ ra trước thời điểm kết thúc thai kỳ.

Suy dinh dưỡng

Thói quen dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ có tác động rất lớn đến cân nặng và hệ miễn dịch của bé sau khi sinh. Nếu mẹ không có một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ khi mang thai, bé sẽ không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường. Điều này sẽ khiến bé bị nhẹ cân. 

5 lý do vì sao mẹ khỏe mạnh vẫn sinh con thấp bé nhẹ cân - Ảnh 2
Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 3-3,5kg. (Ảnh minh họa)

Các yếu tố di truyền

Nếu bố hoặc mẹ hay cả bố lẫn mẹ đều bị khung xương nhỏ, khả năng bé sinh ra có thấp bé nhẹ cân cũng rất cao. Điều này cũng tương tự với những bé có kích thước to lớn hơn. Đây là một yếu tố tự nhiên. Làm sáng tỏ các khả năng của những ảnh hưởng lâu dài đến việc sinh trẻ thấp bé là điều rất cần thiết.

Huyết áp và các điều kiện tim mạch

Nếu mẹ có những vấn đề về tim mạch và mắc chứng tăng huyết áp, khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé sẽ thấp hơn. Nó thậm chí còn gây chứng co giật tiền sản, làm ảnh hưởng đến những chức năng của thai nhi. Hậu quả là bé sinh ra có kích thước nhỏ hơn thông thường. Thực tế, nghiên cứu đã chứng minh các bé này sẽ dễ mắc chứng cao huyết áp hơn khi trưởng thành.

Mẹ sinh nhiều bé cùng một lúc

Nếu có nhiều thai nhi cùng "chung sống" trong tử cung của mẹ, không gian để các thai nhi phát triển sẽ rất hạn chế. Đó là lý do vì sao nhiều bé được sinh cùng một lúc thường bị nhẹ cân, Nhưng nếu không gặp phải các biến chứng sức khỏe nào sau khi sinh, các bé vẫn có thể lớn lên một cách bình thường.

5 lý do vì sao mẹ khỏe mạnh vẫn sinh con thấp bé nhẹ cân - Ảnh 3
Các bé trong bộ sinh đôi, sinh ba thường nhẹ cân do phải "dùng chung" không gian và dinh dưỡng trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)

Các mẹ thường sẽ sinh con thấp bé nếu gặp phải những yếu tố kể trên. Tuy nhiên nếu bé chỉ nhẹ cân hơn mà không có vấn đề gì về sức khỏe thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần bé có một chế độ ăn khỏe mạnh và cân bằng, cùng một môi trường phát triển tối ưu, thì kích cỡ của bé khi sinh sẽ không còn là thứ đáng để lưu tâm.

Chẳng cần phải vắt óc suy nghĩ, 3 cách đơn giản này sẽ giúp mẹ dỗ bé nín khóc ngay lập tức

Nhiều mẹ bỉm sữa luôn cảm thấy căng thẳng trong việc dỗ con nín khóc. Thế nhưng chỉ cần khéo léo áp dụng 3 cách đơn giản dưới đây, bé nhà bạn sẽ dừng ngay cơn khóc.

TIN MỚI NHẤT