2 thời điểm vàng mẹ nên cho bé ăn sữa chua trong ngày

Chăm sóc con 23/12/2017 04:46

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Sữa chua sẽ ngon và đem lại nhiều tác dụng với sức khỏe của bé hơn nếu mẹ cho bé ăn vào những thời điểm dưới đây:

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, vì vậy, đây là món ăn vặt hay tráng miệng không-thể-thiếu hàng ngày. Và việc cho trẻ ăn sữa chua tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại khá phức tạp và có nhiều 'vấn đề' mà một trong số đó là hiểu lầm của mẹ về lợi ích của sữa chua và cách cho ăn.

Sữa chua là gì? Có tác dụng gì đối với trẻ em?

 2 thời điểm vàng mẹ nên cho bé ăn sữa chua trong ngày - Ảnh 1

Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế tạo hiện đại, sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C.

Sữa chua là thực phẩm dường như được nhiều người ưa chuộng, đây là món ăn ngon, thanh mát cơ thể và còn mang đến nhiều bổ dưỡng. Không chỉ có tác dụng đối với người lớn, mà sữa chua đối với trẻ em còn có nhiều công dụng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trong các loại sữa chua hầu hết đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em. Với tính acid cao trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa trẻ tiêu diệt dược các loại vi khuẩn, ngăn ngừa được các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời còn bổ sung acid cho dịch dạ dày để việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

Với các giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua như calo, nhiều canxi, chất đường, chất đạm, chất béo và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất khác. Và đặc biệt, một số loại sữa chua còn có thành phần DHA – là một chất béo không no chuỗi dài, có tác dụng trong việc hỗ trợ trí thông minh, phát triển trí não và tăng cường thị lực cho trẻ.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên đúng cách sẽ giúp trẻ tăng trưởng về chiều cao, giúp xương phát triển, chắc khỏe hơn.Canxi trong sữa chua không chỉ giúp tăng chiều cao, chắc xương mà còn giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể, ngăn ngừa được bệnh béo phì ở trẻ.

Cho bé ăn sữa chua thời điểm nào tốt nhất 

Thời điểm 1: Ăn sữa chua buổi tối – hấp thụ canxi tốt nhất

Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là uống canxi vào bữa tối trước khi đi ngủ.

Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi ít hơn.

Lời khuyên: Lưu ý rằng khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần đánh răng kỹ sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn. Ngoài ra, uống sữa chua vào thời điểm trước khi đi ngủ (vốn đã cách xa bữa tối) để hoàn tất quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm tối đa kích ứng.

Thời điểm 2: Ăn sữa chua buổi chiều – chống bức xạ

Những người làm việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính và bức xạ máy tính. Thậm chí ngay cả khi dùng bữa trưa ở nơi làm việc, ngồi ngay trước máy tính không còn hoạt động thì cơ thể cũng không ngừng bị bao phủ bởi bức xạ điện từ trong văn phòng thì sử dụng thời gian ăn trưa để uống một cốc sữa chua là rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, uống một cốc sữa chua vào buổi chiều cũng giúp bạn giảm căng thẳng tại nơi làm việc.

Lý do: Một là, các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B có thể cải thiện khả năng chống lại tổn hại do bức xạ của cơ thể. Mà sữa chua lại rất giàu vitamin nhóm B. Ngoài ra, sữa chua còn có thể giảm thiệt hại bức xạ, ức chế tế bào lympho. Hai là, chất Tyrosine trong sữa chua giúp giảm bớt áp lực tâm lý, căng thẳng và lo lắng gây ra bởi sự mệt mỏi của con người.

Sau một quá trình lên men axit lactic, protein trong sữa chua, peptide, axit amin và các hạt nhỏ khác trở thành tyrosine tự do, nhờ đó cơ thể càng dễ hấp thụ. Sau khi ăn trưa hoặc ăn kèm sữa chua trong bữa trưa còn giúp nhân viên văn phòng thư giãn và nạp năng lượng vào buổi chiều, giúp cải thiện hiệu quả công việc. 

Lời khuyên: Sữa chua tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì nó có thể là nguyên nhân gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Cuối cùng, bạn phải luôn lưu ý đánh răng hoặc súc miệng thật kỹ sau khi ăn sữa chua để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

 Không cho trẻ ăn lúc đói

Khi đói, tính axit trong dạ dày dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua, do đó, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, ăn sữa chua khi đang đói khiến dạ dày trẻ co bóp mạnh, dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh calci xuống ruột và bài tiết ra ngoài, bé sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay bủn rủn. Thậm chí là đau bụng, đau dạ dày.

Không cho trẻ ăn quá nhiều

Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng. Trẻ bị tiêu chảy cũng nên “kiêng” sữa chua cho đến khi bụng được ổn định.

Lượng sữa chua/ ngày hợp lý theo độ tuổi của trẻ là:

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml

- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml

- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml

Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua thì giảm bớt sữa nước.

Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh/nóng

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất các bậc cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn sữa chua. Nếu làm nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, lúc này sữa chua đã bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hoá cũng giảm đi đáng kể. Còn nếu dùng lạnh quá (để ngăn đá), các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi phần nào, thêm nữa, bé rất dễ bị viêm họng.

Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.

Trẻ 1 tuổi bị trào ngược, ọc sữa có được dùng sữa chua không?

Sữa chua có men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng liệu có phù hợp cho trẻ bị trào ngược, ọc sữa?

TIN MỚI NHẤT