Mẹo hay: Kiểm tra nội tạng biết con có nhiễm độc hay không, chỉ bằng một chiếc thìa

Bài học làm mẹ 30/07/2016 11:35

Kiểm tra độc tố trong người trẻ nhỏ... chỉ trong 1 phút. Đây là phương pháp vô cùng đơn giản, được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng.

Cơ quan tiêu hóa là nơi thường xuyên tiếp xúc với các loại chất không lành mạnh từ thực phẩm và môi trường sống hàng ngày.

Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu ớt hơn, nó rất dễ mắc bệnh và nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này của trẻ. Do đó, hôm nay, chúng tôi sẽ bày cho các mẹ một phương pháp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ một cách nhanh chóng, chính xác chỉ bằng 1 chiếc thìa.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nước bọt khi tác dụng với kim loại sẽ làm màu sắc nước bọt trên kim loại chuyển màu, điều đó sẽ được thấy ngay chỉ sau 1 phút. Việc thay đổi màu sắc nước bọt sẽ giúp mẹ đưa ra chẩn đoán chính xác.

Đây là phương pháp y học cổ truyền đã được các chuyên gia từ đại học Missouri áp dụng, nên mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều này nhé.

Cách kiểm tra hệt tiêu hóa bằng thìa

Mẹ cần chuẩn bị các vật dụng sau đây trước khi tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe cho trẻ:

- 1 chiếc thìa nhôm/ inox sạch (kích cỡ vừa phải)

- Nước súc miệng hoặc các sản phẩm vệ sinh răng miệng.

Thực hiện kiểm tra sức khỏe bằng thìa

Đây là 1 trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe tại gia đơn giản nhất. Mẹ tiến hành các thao tác như sau:

- Đầu tiên, vệ sinh răng miệng thật sạch bằng nước súc miệng hoặc chảy răng cho trẻ sau khi ăn để kết quả được chính xác hơn.

- Sau đó đặt chiếc thìa úp lên mặt lưỡi sao cho nước bọt nhỏ một ít vào thìa. 

- Bọc thìa vào túi nylon và đợi trong vòng 60s và quan sát màu sắc nước bọt trên thìa.

Lưu ý: Để kết quả được chính xác nhất, mẹ nên đặt thìa ngay dưới bóng đèn hoặc nơi có ánh sáng mạnh để quan sát rõ ràng hơn.

- Trường hợp 1: Nếu nước bọt trên thìa không đổi màu và không kèm mùi lạ thì tình trạng sức khỏe trong hệ tiêu hóa của trẻ khá ổn.

- Trường hợp 2: Nếu màu nước bọt trên thìa đổi màu. Với màu tím tức là trẻ đang thừa cholesterol và hệ tuần hoàn kém. Với màu cam thì trẻ có thể đang mắc các bệnh về thận, viêm thận.

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ nên giảm các món chiên, xào để bớt lượng mỡ, đạm cung cấp vào cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại rau xanh, điều này sẽ giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch tốt hơn.

- Trường hợp 3: Màu nước bọt trên thìa chuyển sang màu cam hoặc vàng cam, có thể trẻ đang mắc các bệnh về tuyến giáp. Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để lọc sạch các độc tố trong thận giúp thận hoạt động trơn tru hơn.

- Trường hợp 4: Màu nước bọt trên thìa chuyển sang tím và cam, tức trẻ đang mắc các bệnh có liên quan đến chứng nhiễm độc kim loại. Biện pháp tốt nhất là hãy dẫn trẻ đến bác sĩ để siêu âm, thử máu và nội soi để sớm điều trị bệnh ở hệ tiêu hóa cho trẻ nhé.

- Trường hợp 5: Đối với những trẻ có tuyến nước bọt chuyển màu trắng và vàng nhạt, vàng be trên thìa thì thường trẻ đang mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, việc cấp thiết cần làm là nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát để giúp phát hiện bệnh và tiến hành can thiệp kịp thời.

Thực hư loại gia vị quen thuộc đun nóng gây ung thư, chuyên gia chỉ ra những thứ bạn cần tránh

Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.

TIN MỚI NHẤT