Không phải đánh "dằn mặt", đây mới là phản ứng của giáo viên mẫu giáo Nhật khi trẻ nghịch

Bài học làm mẹ 28/11/2017 04:28

Trong khi nhiều "bảo mẫu" Việt lên tiếng giải thích cho hành động bạo hành vì trẻ hiếu động, giáo viên mầm non Nhật có cách ứng xử khác hẳn.

Chiều 26/11, một tờ báo đăng tải đoạn clip khoảng 6 phút ghi lại cảnh 3 bảo mẫu tại một trường mầm non tư thục ở quận 12, Tp.HCM đánh đập, hành hạ nhiều lần học sinh rất dã man.

Khi làm việc với cơ quan điều tra, chủ cơ sở mầm non này còn vô tư giải thích rằng vì các bé hiếu động nên "đánh để dằn mặt". Sự việc khiến dư luận xã hội và đặc biệt là các bậc cha mẹ vô cùng phẫn nộ.

Không phải đánh 'dằn mặt', đây mới là phản ứng của giáo viên mẫu giáo Nhật khi trẻ nghịch - Ảnh 1

Bảo mẫu dùng bình nhựa đánh vào đầu trẻ (Ảnh cắt từ clip của báo Tuổi trẻ)

Tuy nhiên, đây không phải trường hợp đầu tiên. Đã có rất nhiều vụ việc cô giáo bạo hành, đánh đập trẻ ở các cơ sở mầm non khắp cả nước từng gây rúng động dư luận. Giải thích cho hành động độc ác này, phần lớn những kẻ thực hiện đều biện minh rằng vì trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động.

Lý do này có đáng được thông cảm? Không hề! Bởi trẻ con trên khắp thế giới đều nghịch ngợm và hiếu động như nhau. Vậy nhưng, cách ứng xử của các giáo viên ở một số nước khác trên thế giới lại hoàn toàn không giống nhau. 

RD Muth, một giáo viên Tiếng Anh người Mỹ trong một dịp đến Nhật Bản đã phải kinh ngạc với cách ứng xử của các giáo viên mầm non Nhật với trẻ nhỏ trong tình huống không nghe lời.

Xin lược trích bài viết của RD Muth:

Khi tôi bước vào một lớp mẫu giáo ở Nhật ngày đầu tiên với tư cách một giáo viên tiếng Anh, tôi đã phải chống lại sự thôi thúc để chạy trốn. Tôi cảm tưởng như bước chân vào một cái lồng khổng lồ trong vườn thú. Tôi thấy bọn trẻ ở khắp mọi nơi, la hét, nô đùa, chạy nhảy và cả treo ngược người. Người dũng cảm cùng đối mặt với tình trạng đó cùng tôi là một cô giáo người Nhật, 24 tuổi.   
 

"Ngồi xuống, xin vui lòng" cô ấy lặp lại với từng đứa trẻ, với cùng giọng điệu nhẹ nhàng. Hiệu quả của hành động ấy thì chỉ như đang cố gắng để bắt một con ngỗng hoang với một cái vượt bướm. Tôi nghĩ cái cô giáo này cần thực sự là một khẩu súng lục.

...

Không phải đánh 'dằn mặt', đây mới là phản ứng của giáo viên mẫu giáo Nhật khi trẻ nghịch - Ảnh 2

Không chỉ trẻ em tại Việt Nam mà trẻ em trên khắp thế giới đều nghịch ngợm như nhau. (Ảnh minh họa) 

Thời gian sau đó, càng ngày tôi càng phát hiện ra, giáo viên mầm non ở Nhật không hề là những người khiến bọn trẻ "run sợ". Trong tuần đầu tiên ở trường mẫu giáo, tôi đã bị băng dính dán vào đầu, bụi phấn bay vào mắt tôi, và túi xách bị quăng ra khỏi cửa sổ tầng 2.

"Bọn trẻ đúng là những con quái vật", tôi hét lên với những người bạn giáo viên tiếng Anh của tôi: "Cha mẹ chúng không biết về hình phạt 'Time outs'? Hoặc rõ ràng chưa thống nhất quy tắc cư xử với chúng."

Là một người Mỹ, tôi đã lớn lên với suy nghĩ rằng một "người mẹ tốt" hoặc "một giáo viên giỏi" là người đặt ra những ranh giới và hậu quả nghiêm ngặt. Tôi cho rằng những tiêu chuẩn này đều giống nhau trên toàn thế giới.

Nhưng ở mẫu giáo Nhật, các quy tắc và luật lệ gần như không được coi là quan trọng bằng việc thúc đẩy sự phát triển của tình bạn giữa trẻ nhỏ và giáo viên. Lý thuyết là nếu trẻ có mối quan hệ gần gũi với giáo viên của mình thì chúng sẽ không hành động sai trái vì sẽ sợ làm giáo viên thất vọng. 

Trong trường hợp người đồng nghiệp Nhật Bản của tôi, cô giáo ấy không phản ứng khi cậu bé Kenshiro (5 tuổi) đánh vào mặt cô.

Không phải đánh 'dằn mặt', đây mới là phản ứng của giáo viên mẫu giáo Nhật khi trẻ nghịch - Ảnh 3

Nếu trẻ Nhật có mối quan hệ gần gũi với giáo viên của mình thì chúng sẽ không hành động sai trái vì sẽ sợ làm giáo viên thất vọng. (Ảnh: japantimes.co.jp) 

"Ôi, con làm cô đau quá" là tất cả những gì cô ấy nói. Cô ấy đã không mắng mỏ, trừng phạt hoặc sắp xếp ngay một cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên. Cô chỉ đơn giản xoa má cô, ra vẻ xuýt xoa như rất đau đớn và tiếp tục bài học như thể không có gì xảy ra.

Nhưng rõ ràng, phản ứng "như không có gì" ấy là một phần của một kế hoạch lớn hơn. Bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ đến nỗi đau mà trẻ gây ra cho cô giáo, đồng nghiệp của tôi mong muốn hình thành trong cậu bé Kenshiro sự nhạy cảm và tinh tế trong chú ý đến cảm xúc của những người xung quanh. Và theo Tâm lý Nhật Bản, điều này không giới hạn ở cảm xúc đối với gia đình, bạn bè hoặc con vật mà sau này, trẻ sẽ có cảm xúc cả với đồ vật.

"Kenshiro!" Tôi hét lên, lần thứ ba vào buổi sáng. "Đừng làm thế!". Thằng bé cúi gằm mặt nhìn chằm chằm xuống sàn nhà.

"Con đã làm hỏng giá sách rồi" cô đồng nghiệp người Nhật Bản của tôi nói. Cô ấy nhẹ nhàng chạm vào vị trí mà trước đó Kenshiro đã đập vỡ giá sách: "Giá sách đang khóc".

Tôi nhìn chằm chằm vào cô giáo đầy ngờ vực. Có phải cô ấy thực sự nghĩ cách này có hiệu quả? Nhưng rồi, một điều thực sự tuyệt vời đã xảy ra. Kenshiro nhìn chằm chằm vào giá sách và lẩm bẩm: "Xin lỗi".

Bài viết của RD Muth đăng trên tạp chí Metropolis và Japantoday đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ dư luận và được chia sẻ rất nhiều.

5 nguyên tắc dạy con của nhà giáo dục vĩ đại Freinet giúp thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ

Áp lực về việc nuôi dạy con ngoan ngoãn, học giỏi luôn khiến bố mẹ mệt mỏi nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả thực sự. 5 nguyên tắc giáo dục dưới đây có thể sẽ giúp bạn "chuyển hướng" và tìm được cách dạy con tốt.

TIN MỚI NHẤT